7. Ngành hàng Rau quả Miền Nam
7.1. Tình hình sản xuất rau quả Phía Nam
Diện tích – Năng suất – Sản lượng2006 :
Theo Hiệp hội trái cây Việt Nam, năm 2006 cả nước hiện có trên 747 ngàn ha cây ăn trái, cho sản lượng 6,2 triệu tấn/năm, trong đó Nam bộ đạt gần 400 ngàn ha, sản lượng 3,2 triệu tấn/năm, chiếm 53,5% diện tích và 51,6% sản lượng cây ăn trái cả nước .
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sẽ lên đến 600 triệu USD. Còn theo dự thảo Đề án chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 của Bộ Thương mại, triển vọng xuất khẩu mặt hàng rau quả sẽ đạt 700 triệu USD, đạt tốc độ tăng 24,5%/năm, các tỉnh Phía Nam sẽ nằm trong trào lưu phát trểin chung này.
SX rau quả các tỉnh PN phát triển theo hướng đa dạng về chủng loại , thỏa mãn được nhu cầu thị trường :
Sản xuất rau quả Nam bộ (bao gồm khu vực Đồng bằng Sông Cứu long và Đông Nam bộ) vẫn duy trì tốc độ phát triển tốt, chiếm trên 50% sản lượng rau quả cung ứng cho thị trường cả nước, đặc biệt là trái cây. Do tính nhạy bén với thị trường của nông dân Nam bộ luôn bắt kịp với thị hiếu người tiêu dùng, nhìn thấy lợi ích kinh tế cao nếu có sản phẩm trái vụ nên nhiều loại trái cây trái vụ hoặc kéo dài vụ đã được nhà vườn học hỏi, mạnh dạn áp dụng các TBKT về xử lý trái vụ, rải vụ nên năm 2006 rất nhiều loại rau quả nghịch vụ đã được sản xuất với số lượng lớn, đặc biệt là những loại trái cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao như Sầu riêng, Chôm chôm, Thanh long, Măng cụt, Xòai v.v.
Lượng rau quả từ vùng sản xuất chuyên canh tăng :
Khác với những năm trước, một sản lượng đáng kể Rau quả Nam bộ đang cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu từ một số vùng trồng tập trung như :
- Thanh long ở Hàm Thuận Nam ( Bình Thuận)-trên 3000ha , Chợ gạo (Tiền Giang) trên 2000ha. Long An. Thanh long trồng chuyên canh ở Bình thuận, được thâm canh và áp dụng KHKT cao, theo tiêu chuẩn GAP, bước đầu đã tham gia tốt vào thị trường xuất khẩu, đặc biệt các thị trường khó tính như EU
- Dứa trồng tập trung với qui mô lớn ở Tân Phước tỉnh Tiền Giang Năm 2006 vùng dứa chuyên canh Tân phước đã đạt diện tích trên 10.000 ha, trong đó có 9.000 ha đang cho trái
- Rau an tòan ở Củ chi ( TPHCM), Mỹ Tho (Tiền Giang), TP Biên hòa ( Đồng nai) ; Đà lạt ( Lâm đồng), TP Long xuyên ( An giang) v.v. : Tính đến cuối 2006, thành phố HCM có 1.663 ha sản xuất rau an toàn với sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm. Hiện nay thành phố đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao trên 100 ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất, nuôi cấy mô cho rau, hoa, cây cảnh, cây ăn trái… ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật, công nghệ gen, sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh. Hay như vùng chuyên canh sản xuất rau ôn đới tỉnh Lâm Đồng có diện tích rau an toàn trên 600 ha theo công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Tiền giang có 100 ha RAT tại 2 xã Tân Mỹ Chánhvà Mỹ Phong, TP Mỹ tho ;
- Vùng SX rau hoa ôn đới ở Lâm đồng tập trung hơn 90% trên địa bàn TP Đà lạt và các huyện Đơn dương, Đức trọng, Lạc dương. Đây là vùng chuyên canh rau hoa lớn nhất và nổi tiếng trên phạm vi cả nước. Mặc dù diện tích chỉ khỏang 10.000 ha canh tác nhưng giá trị SX rau hoa hiện đứng thứ 2 sau SX cà phê của tỉnh.
- Vùng chuyên canh cây có múi (Bưởi, Cam, Qúyt...) 7.400 ha ở Vĩnh Long; 7.600 ha ở Tiền giang ; 6.400 ha ở Cần thơ, cung cấp trên 260.000tấn /năm ( chiếm tới 48% sản lược cây có múi của cả nước
- Vú sữa Lò rèn (Tiền giang) nằm trên 13 xã phía Nam Quốc Lộ 1 (huyện Châu Thành) có khoảng 2.230 ha, năng suất bình quân đạt từ 13 đến 15 tấn/ ha....v.v.
Đó là tín hiệu tốt của phương thức sản xuất hàng hóa đang phát triển mạnh ở Nam bộ. Tuy nhiên nhìn trên diện rộng thì số lượng những vùng sản xúât tập trung còn quá ít so với nhu cầu. Ví dụ tại TPHCM tuy diện tích RAT đã lên tới trên 1600ha nhưng so với nhu cầu
RAT là khỏang 2.300- 2.500 tấn/ngày thì cụng mới chỉ đáp ứng được 1/5 nhu cầu. sản xuất rau quả ở Nam bộ vẫn còn có những bất cập về qui hoạch, ít có vùng trồng chuyên canh hàng hoá lớn, tạp giống, độ đồng đều thấp ...ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp cho thị trường.
7.2.Tình hình xuất nhập khẩu
Số lượng thị trường có mặt sản phẩm rau quả Việt nam tăng trong năm 2006 trong đó có sự đóng góp lớn của rau quả các tỉnh phía Nam . Không có số liệu cho vùng Phía Nam nhưng số liệu chung cả nước cho thấy tính đến hết năm 2006, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đã vươn tới 55 thị trường, và có xu hướng tăng dần trong năm. Ví dụ thị trường xuất khẩu tháng 11 tăng 6 thị trường so với tháng 10/2006 và tăng thêm 12 thị trường so với tháng 9/2006. Năm 2006, bên cạnh các thị trường ổn định và quen thuộc, rau quả của nước ta còn được mở rộng sang một số thị trường mới như Achentina, Li Băng, Qata, Áo, Estônia, Bêlarút, Angieri, Xu đăng, Rumani, Libêria …Đáng chú ý, mặt hàng cơm dừa, một sản phẩm nổi tiếng của Nam bộ rất được ưa chuộng tại các thị trường mới này, đặc biệt là ở Achentina, Áo và Li Băng.
Tuy số lượng thị trường tăng nhưng theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng chậm, đặc biệt là các tháng đầu năm, lượng rau quả xuất sang hầu hết các thị trường này đều giảm so với các tháng trước đó. Trong đó giảm mạnh nhất là Xu Đăng, với kim ngạch xuất trong tháng 11/2006 đạt 40 nghìn USD, giảm 31% so với tháng 8/2006, chủng loại rau quả xuất khẩu chính sang thị trường này là mứt trái cây. Ngoài ra, xuất khẩu rau quả sang Angiêri cuối tháng 12 cũng chỉ đạt 60 nghìn USD, giảm 15% so với tháng 8 năm 2006.. Nguyên nhân do rau quả vào thị trường EU ( thế mạnh lớn của trái cây Nam bộ ) bị cạnh tranh quyết liệt.Ví dụ , thanh long là lợi thế xuấtkhẩu của trái cây Nam bộ nhưng năm 2006 thị phần mặt hàng thanh long Việt nam tại EU giảm từ 90% xuống còn 50% bởi sự cạnh tranh của thanh long vỏ đỏ, ruột đỏ của Israel, Malaysia, thanh long vỏ đỏ ruột tím của Guatamala, Nicaragua, Ecuador, thanh long vỏ vàng ruột trắng của Đài loan.
Tuy nhiên năm 2006 còn là năm chứng kiến rau quả của nước ngoài, với mẫu mã, chất lượng và bảo quản tốt đang tràn ngập vào Việt Nam ngay khi nước ta chuẩn bị gia nhập WTO. Chúng ta đang phải đối mặt với cuộc cạnh tranh về rau quả với Trung Quốc, Thái Lan, Philippines… ngay trên vựa hoa quả ĐBSCL, đặc biệt là tại thị trường TP.HCM là nơi tập trung tiêu thụ nguồn hàng rau quả từ khắp các tỉnh - thành trên cả nước. Theo Ban Quản lý tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại TP.HCM, từ 2005, rau củ quả có xuất xứ từ các nước ngoài xuất hiện ngày càng tăng về số lượng. Tại các chợ đầu mối nông sản
thực phẩm Thủ Đức, lượng rau củ quả về chợ trung bình hàng đêm khoảng 1.500-2.000 tấn. Trong đó, hàng nông sản nhập về từ các nước lân cận như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines…chiếm 30% tổng lượng hàng trong đó nhiều nhất vẫn là rau quả của Trung Quốc. Trái cây Trung Quốc được bán với số lượng không nhỏ tại khắp các chợ của các tỉnh nằm trong vùng cây ăn trái của cả nước như Tiền giang, Vĩnh long, Cần thơ, Bến tre v.v.với đa dạng các chủng loại và phẩm cấp như táo, lê, hồng, nho, lựu, cam từ loại cao cấp đến bình dân. Về rau củ, Trung Quốc xuất sang nước ta mạnh nhất là bông cải trắng, củ cải đỏ, khoai môn sáp, khoai tây, tỏi, hành. Nhưng một thực tế đáng buồn là hầu hết các mặt hàng rau quả từ các nước nhập về TP đều là những mặt hàng Việt Nam sản xuất được. Do năng lực cạnh tranh kém, cả về thời điểm giao hàng, chất lượng và giá cả nên hàng rau quả của Việt Nam đang có nguy cơ bị lấn át ngay trên vựa rau quả của nước ta. Một điều đáng lo nữa là ngay khi vụ mùa rau quả của Việt nam vừa ngưng thì hàng các nước đáp ứng thị trường nội địa một cách tức thời, nhanh chóng, do đó nguy cơ mất thị phần là hoàn toàn có thể xảy ra.
Những loại quả có hương vị truyền thống, đặc trưng của Nam bộ cũng bị cạnh tranh dữ dội từ Thái lan như Sầu riêng, Măng cụt, Xoài, Bòn bon v.v. Đơn cử như tại khu vực cửa khẩu Xà Xía ( Hà tiên-Kiên giang) sầu riêng gần như được nhập vào các tỉnh Phía Nam quanh năm. Mỗi ngày trung bình có khỏang 2-3 tấn Sầu riêng chuyển từ Thái lan về VN theo đường tiểu ngạch, giá sầu riêng Thái lan chỉ 13.000-14.000đ, mua sỉ 13.000đ, bằng với giá sầu riêng Monthoong bán tại Tiền giang , Bến tre .
Do qui mô sản xuất nhỏ, chi phí, giá thành sản xuất cao; khâu giống và kỹ thuật chăm sóc, xử lý sau thu họach, bảo quản chế biến yếu nên nhìn chung sức cạnh tranh của ngành rau quả Nam bộ đang ngày càng đi xuống
Tuy nhiên cũng có một số chủng loại trái cây sản xuất ở Phía Nam đã tăng được sản lượng xuất khẩu trong năm 2006, điển hình là dừa, thanh long. Dừa xuất phát từ Nam bộ là một trong hai chủng loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta trong tháng 11 năm 2006, với kim ngạch đạt trên 2 triệu USD, tăng 26% so với tháng 10/2006. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu dừa chủ yếu của nước ta với kim ngạch đạt 1,7 triệu USD. Đột phá nhất về tăng sản lượng xuất khẩu trên thị trường trong năm 2006 là thanh long từ các tỉnh Phía Nam. Xuất khẩu thanh long trong năm 2006 bắt đầu chủ yếu từ tháng 4 ( xem bảng 1 dưới). Thời gian đầu chỉ có khỏang 15 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhưng cao điểm nhất trong tháng 11 đã có tới 25 doanh nghiệp xuất khẩu được thanh long khiến sản lượng xuất tăng từ 16.635 tính từ tháng 4 đến tháng 9 nhưng sau 3 tháng ( 10,11,12) ,
lượng xuất đã lên tới 29.438, tăng 12.803 tấn mà chủ yếu là cho thị trường Đài loan, Thai lan, Trung quốc.
Bảng 1 : Danh sách một số doanh nghiệp Phía Nam xuất khẩu Thanh long trong năm 2006
Tên doanh nghiệp
Sản lượng xuất khẩu qua các tháng ( tấn)
Từ T4- T9 Từ T4- T 10 Từ T4-T 11 Từ T4- T 12
Ngoc Quang 1.171 1.509 1.569 1.863
Văn Bình - 463 559 705
Hòang hậu 181 357 436 672
Phương giảng 138 267 289 -
Vinh phong hoa - 111 164 243
Sadaco - 85 - 102 Vinashingon 12 107 144 363 Nhung MN 69 115 - - Saigonlogistic - 57 145 183 CT Thái lan 100 102 - 102 Minh thái 76 - - - PAC 89 126 184 314
Rau quả B.Thuận 24 50 80 128
Vegetexco HCM 31 47 - -
Kiều nga 18 - 74 226
( Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của Vụ Kế họach – Bộ NN-PTNT)