Tình hình thiên tai, dịch bệnh và các thông tin nổi bật (theo tháng, năm, mùa vụ)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 (Trang 56 - 57)

7. Ngành hàng Rau quả Miền Nam

7.4. Tình hình thiên tai, dịch bệnh và các thông tin nổi bật (theo tháng, năm, mùa vụ)

Bão gây thiệt hại năng ở một số tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ

Một số tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ chịu một số cơn bão trong tháng 10,11, gây thiệt hại nặng cho một số vùng chuyên canh rau ở nhiều tỉnh ĐBSCL và Đông Nam bộ. Bão cũng gây thiệt hại nặng nề cho nhiều vườn cây ăn qủa ỡ ĐBSCL. Tại Bến tre, nơi bão tàn phá nặng, hàng trăm hécta măng cụt bị bật gốc chết.

Thời gian theo âm lịch năm 2006 có hai tháng 7, ảnh hưởng tới thời vụ một số loại rau quả Nam bộ.

Do lịch thời gian có thêm một tháng nhuận nên nhiều loại rau quả tuy đã hết vụ nhưng sản lượng cung cấp cho thị trường vẫn dồi dào.

Bệnh sưng rễ bắp cải ( nông dân gọi là « bệnh lạ » ) gây thiệt hại năng

Trong suốt 8 tháng đầu năm 2006 ở các vườn trồng chuyên canh bắp cải ở Đà lạt ( Lâm đồng ) bị hiện tượng cây bắp cải bị bệnh còi cọc, không phát triển được, lá có màu xanh nhợt nhạt, héo vào ban trưa, còn rễ sưng phình to như củ cải.Bệnh khiến một số hộ bị mất trắng sản lượng . Bệnh đã xuất hiện rải rác từ 2003, 2004, 2005 nhưng sang 2006, bệnh bùng phát, gây hại trên 400 ha tại thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương; gây hại nặng cục bộ ở các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Nghĩa (Đức Trọng) và lây sang cả Đơn Dương và gây hại tại 30 ha vùng chuyên canh rau mới tại Đức Trọng.

Tại tỉnh Vĩnh long , vùng nổi tiếng trồng các loại cây có múi ( cam, bưởi) có hiện tượng cây không ra hoa ( hiện tượng này xuất hiện cục bộ tại một vài xã, trên cả những cây trồng khác) , mặc dù cây sum suê, xanh tốt và thậm chí còn được phun thuốc kích thích đậu hoa.

Ruồi đục quả liên tục gây hại cục bộ tên một số cây ăn trái ở ĐBSCL rải rác suốt các tháng trong năm 2006

Các vườn vú sữa hay sapoche (hồng xiêm) ở Châu Thành, Tiền Giang, thanh long ( Tiền giang, Long an ) thường bị thiệt hại nặng trước sự tấn công của ruồi đục quả từ những năm trước ( theo Viện NC CĂQ, có thời điểm dịch hại gây thất thu 100%) . Tuy nhiên, sang 2006 do diện tích cây ăn trái tăng nhanh càng khiến ruồi đục quả có điều kiện sinh thái thuận lợi phát triển .

Bệnh do nấm gây hại trên quả hồng trồng tại Lâm đồng

Tháng 8-9, do thời tiết mưa nhiều ở Nam bộ đã khiến cây hồng ( một loại trái cây ôn đới, đặc sản của Lâm đồng ) xuất hiện những đốm bệnh màu nâu làm cho lá bị vàng và rụng; tai quả hồng bị khô teo, quả nhỏ, méo mó và bị rụng; Nếu bệnh hại muộn trên quả hồng già đến chín thì làm quả bị nứt đáy, phẩm chất quả giảm nghiêm trọng , thậm chí không tiêu thụ được.

Bệnh xỉ mủ trên trái măng cụt lan rộng :

Măng cụt là loại trái cây đặc sản, luôn có giá cao trên thị trường nhưng đầu tư phát triển thường lâu cho kết quả nên diện tích măng cụt ở các tỉnh Phía Nam mới chỉ hạn chế vài ngàn hecta. Vụ măng cụt ( từ tháng 4 đến tháng 8) năm 2006, vấn đề bệnh xỉ mủ sượng trái trên trái măng cụt lại phát triển mạnh mà chưa có biện pháp khắc phục càng khiến nhà vườn trồng măng cụt thất thu. Cũng chính vì hiện tượng này nên măng cụt Nam bộ đang mất dần lợi thế cạnh tranh ngay trên vùng sản xuất khi mà măng cụt Thailan chất lượng ngon hơn, giá rẻ hơn, ít bị hỏng hơn đang tràn ngập thị trường trái cây các tỉnh Phía Nam.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 (Trang 56 - 57)