Tình hình xuấtkhẩu

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 (Trang 45 - 48)

6. Ngành hàng Rau quả Miền Bắc

6.2.Tình hình xuấtkhẩu

Hình 4 - Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các năm (ĐVT: 1000 USD)

Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam

Theo thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong cả năm 2006 đã đạt 259 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005. Trong đó, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan và Nga là những thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của nước ta.

Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong những tháng cuối năm liên tục tăng, đưa kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này vượt qua Đài Loan và trở thành thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của nước ta trong cả năm 2006. Trong tháng 12/2006, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang thị trường Nhật Bản không tăng đột biến như tháng 11/2006, chỉ đạt trên 2,2 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng 11/2006, nhưng lại cao hơn 15,4% so với cùng kỳ năm 2005. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt 27,5 triệu USD, vẫn còn thấp hơn gần 5% so với năm 2005. Các chủng loại rau quả chính xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là bó xôi, nấm rơm, cà tím và khoai.

Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan trong tháng 12/2006 chỉ đạt mức 1,5 triệu USD, giảm gần 14% so với tháng 11/2006, và giảm 21,5% so với cùng kỳ năm 2005. Tính chung kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt 27,1 triệu USD, tăng 1% so với cả năm 2005 và thấp hơn 1,5% so với kim ngạch xuất khẩu rau quả

cả năm 2006 sang Nhật Bản. Như vậy, Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2006.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2006 đạt 2,3 triệu USD, tăng 7,72% so với tháng 11/2006, nhưng vẫn giảm tới 40,5% so với tháng 12/2005, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này trong cả năm 2006 đạt mức 24,6 triệu USD, giảm 29,5% so với năm 2005. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam trong tháng 12. Các chủng loại rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2006 chủ yếu là các loại quả như dừa, thanh long, nhãn, chuối, dứa… Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong năm 2006 giảm mạnh là do rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đang phải chịu mức thuế lên tới 12-24,5%, đẩy giá thành sản phẩm lên rất cao. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc và Thái Lan ký hợp tác thương mại, thực hiện thuế suất nhập khẩu bằng 0 cho rau quả Thái Lan vào đầu năm 2006 đã gây khó khăn lớn cho ngành rau quả Việt Nam vì không thể cạnh tranh bằng giá cả.

Sau một thời gian tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Thái Lan trong tháng 12/2006 đã có dấu hiệu chững lại. Tháng 12/2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này đạt 890 nghìn USD, giảm 32% so với tháng 11/2006, nhưng vẫn tăng 195% so với tháng 12/2005. Như vậy, tính chung kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này cả năm 2006 đạt 9 triệu USD, tăng 179% so với năm 2005. Dưới đây là bảng tổng kết tình hình xuất khẩu rau quả sang các thị trường trong tháng 12/2006 và cả năm 2006, có so sánh với cùng kỳ 2005.

Bảng 1 - Thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 12/2006 và năm 2006 Thị trường Tháng 12/2006 So tháng 11/2006 So tháng 12/2005 Năm 2006 So năm 2005 (USD) (%) (%) (USD) (%) Trung Quốc 2.367.719 7,72 -40,58 24.614.107 -29,56 Nhật 2.248.131 -6,51 15,39 27.572.623 -4,89 Mỹ 1.984.159 3,81 30,91 18.400.506 39,87 Nga 1.732.790 12,29 -10,88 22.070.119 23,81 Đài Loan 1.592.824 -13,78 -21,56 27.156.778 1,07 Thái Lan 889.871 -32,26 195,61 9.040.053 179,54

Hồng Kông 873.215 -18,65 -1,65 10.155.292 36,68 Singapore 804.293 21,95 -2,94 7.916.870 19,59 Hà Lan 631.509 -24,99 -20,91 8.938.850 11,22 Italia 539.220 -17,43 -14,45 4.622.745 12,62 Đức 461.268 28,84 41,00 2.948.459 -19,05 Pháp 405.967 23,27 -14,83 3.952.940 -35,08 Malaixia 355.877 74,91 0,81 4.196.830 -0,84 Canada 297.148 -0,62 24,94 3.208.989 38,68 Anh 276.689 38,73 -3,29 2.579.913 28,81 Australia 250.059 6,47 -83,48 4.487.036 -17,60 Campuchia 185.876 -25,57 15,57 3.919.827 87,10 Thụy Điển 95.810 62,18 158,49 687.795 26,60 Thụy Sỹ 93.868 36,72 -13,27 774.340 49,50 Ukrraina 68.981 -2,62 6,68 2.655.999 83,59 Bỉ 63.407 48,29 -74,11 1.553.903 9,65 Hy Lạp 53.790 44,21 * 311.609 * Ả Rập xê út 24.368 * * 330.150 -72,67 Séc 20.199 * -26,83 228.437 -23,02 Achentina * * 211.598 -57,68 Ấn Độ * * 2.889.118 92,32 Braxin * -100,00 1.887.850 -8,89 UAE -100,00 -100,00 1.518.344 -60,54 Hàn Quốc -100,00 -100,00 6.764.068 10,91 Inđônêxia * * 4.271.128 -4,74 Nauy -100,00 * 440.843 1,27 Nam Phi * -100,00 570.248 -56,10 Phillipine -100,00 * 259.395 *

Nguồn: Thông tin Thương mại Việt Nam

Ông Trần Khắc Thi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả cho rằng, chiến lược rau quả mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đề ra với việc tập trung đầu tư trồng măng tây, khoai sọ, đậu tương... đã bộc lộ những nhầm lẫn, dẫn đến mất cơ hội gia tăng, và nông dân là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Điều này khiến cho rau quả Việt Nam tự đánh mất dần khả năng xuất khẩu vì định hướng sai ngành hàng

Hiện nay, Việt Nam nằm trong nhóm nước sản xuất rau lớn nhất thế giới, bình quân đạt khoảng 116 kg/người/năm. Với tốc độ phát triển nhanh, khoảng 8,5%/năm trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam đang gặp phải khó khăn về dư thừa cung và theo ước tính của Viện rau quả, năng lực sản xuất trong nước đã vượt khoảng 40% so với yêu cầu. Vì vậy, vấn đề trước mắt phải giải quyết đó là thay thế những loại xuất khẩu hiện nay bằng những loại cây thực sự xuất khẩu được và mang lại giá trị kinh tế cao.

Hiện tại, Việt Nam mới xuất sang Trung Quốc được gần 57% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD. Để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, khoai tây, hành tây, tỏi, đậu cô ve, đậu Hà Lan, cải bắp, cà rốt… là những loại cây chủ đạo cần được khuyến khích trồng. Những loại cây này đang được sản xuất ở cả phía Nam và phía Bắc, nếu được đầu tư cơ sở hạ tầng, nghiên cứu giống, quy trình sản xuất, quy hoạch vùng sản xuất thì kim ngạch xuất khẩu sẽ khá. Hơn nữa, mỗi năm, Trung Quốc phải nhập trên 3 triệu tấn rau, vào các tháng 12 đến tháng 3, và đây lại là thời điểm sản xuất chính vụ ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu của mình, Viện Nghiên cứu Rau quả đề nghị Bộ thay những loại rau không xuất khẩu được bằng 7 loại rau, quả có lợi thế và phù hợp với cả 2 vùng sinh thái ở Bắc và Nam Trung Bộ như: hành tây, tỏi, bắp cải, nấm, cà rốt, đậu Hà Lan, dưa chuột.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 (Trang 45 - 48)