Nhận định chuyên gia và đề xuất:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 (Trang 35 - 37)

3. Ngành hàng Mía đường

4.3.Nhận định chuyên gia và đề xuất:

Được biết, ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung đến năm 2010-2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định khoảng 150.000ha, năng suất bình quân đạt 8- 9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nước. Về thị trường sẽ phấn đấu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng chè, tiêu thụ nội địa 30%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao.

Tuy nhiên, Hiệp hội chè cho biết, thời gian qua, việc ký hợp đồng mua bán chè của doanh nghiệp với nông dân được triển khai tốt, nhưng việc thực hiện hợp đồng lại có nhiều điều bất cập. Không ít hợp đồng đã bị phá vỡ vì một bên (chủ yếu là do bên bán chè tươi) không thực hiện đúng cam kết. Nguyên nhân chính của tình trạng này là cơ sở chế biến chè quá đông, công suất chế biến vượt xa khả năng cung cấp nguyên liệu. Giá chè khô lên xuống thất thường làm cho giá chè tươi biến động theo. Tình trạng tranh mua nguyên liệu diễn ra

gay gắt, đẩy giá chè tươi lên cao hơn nhiều so với giá ghi trong hợp đồng khiến nhiều người sản xuất chè tươi đã chạy theo lợi trước mắt, bán sản phẩm cho người trả giá cao hơn.

Để đảm bảo vùng nguyên liệu chè, người trồng chè không nên chạy theo lợi trước mắt chỉ lo khai thác vườn chè, thậm chí sai quy trình kỹ thuật, làm giảm chất lượng nguyên liệu. Bên cạnh đó, các địa phương cần có biện pháp hạn chế các lò chè mini sản xuất chè kém chất lượng, tranh mua chè của các nhà máy. Một vấn đề khác là giá búp tươi biến động có lợi cho nông dân, song lại xuất hiện tình trạng khai thác quá mức khiến cây chè bị kiệt quệ. Tháng 10 vừa qua, Hội nghị thâm canh chè an toàn các tỉnh miền núi phía Bắc đã được nhóm họp tại tỉnh Phú Thọ. Tại cuộc họp này, nhiều ý kiến của lãnh đạo Bộ, Ngành các địa phương, doanh nghiệp và người trồng chè đưa ra đều hướng tới mục tiêu của ngành chè trong những năm tới: Mở rộng diện tích chè bằng những giống mới có năng suất chất lượng cao. Trên diện tích chè đang đưa vào kinh doanh, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất bằng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến, tưới nước vụ đông, đốn chè, hái dãn lứa 30- 45 ngày/lứa thay cho kỹ thuật hái san trật (7-10 ngày) trước đây. Chất lượng chè thấp còn do 70% diện tích chè là giống cũ, giống có chất lượng cao mới chiếm 30%. Kỹ thuật canh tác chè cũng còn nhiều bất cập, mới có 30% diện tích làm đất bằng cơ giới hóa, 2% diện tích được tưới nước, mức đầu tư phân bón thấp, lượng phân hữu cơ, phân vô cơ sử dụng không cân đối, chủ yếu bón đạm để khai thác bóc màu cây chè, nên năng suất chất lượng thấp, nương chè chóng xuống cấp. Việc sử dụng thuốc trừ sâu ở nhiều nơi còn khá tùy tiện, lạm dụng trong sử dụng thuốc, không đảm bảo thời gian cách ly. Hiện trạng này khá phổ biến ở vùng chè và là vấn đề bức xúc trong sản xuất cần phải sớm khắc phục. Một vấn đề rất quan trọng được đưa ra tại hội nghị đó là, trong khi cả nước có chương trình rau an toàn, thực phẩm an toàn, thì chè - một loại thực phẩm đồ uống lại chưa có chương trình này. Bàn về sản xuất an toàn cho cây chè, nhưng lại chưa có những quy định, quy chế về tiêu chuẩn cho vùng sản xuất nguyên liệu sạch. Để giải quyết vấn đề này, Bộ NN - PTNT đã giao cho Vụ Khoa học - công nghệ của Bộ xúc tiến xây dựng ngay những tiêu chuẩn an toàn cho vùng sản xuất chè. Trên cơ sở đó, Cục Trồng trọt và Trung tâm Khuyến nông chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện các tiêu chuẩn này.

Cũng trong tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt logo chính thức và giao cho Hội Nông dân tỉnh đứng tên và quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên sau khi được bảo hộ. Hiện tại, trên thị trường có quá nhiều loại chè không xuất xứ từ Thái Nguyên nhưng vẫn mang nhãn hiệu "Chè Thái Nguyên" làm thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên sẽ bảo vệ

lợi ích hợp pháp của người sản xuất, kinh doanh mặt hàng này và làm tăng giá trị kinh tế của sản phẩm chè. Theo Sở Khoa học và Công nghệ Thái Nguyên, thương hiệu chè Thái Nguyên sẽ được công bố chính thức vào tháng 1 năm 2007.

Một sự kiện không thể không nhắc tới trong quý Quý IV vừa qua là Lễ hội Văn hoá Trà lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng từ 16 đến 24 tháng 12. Lễ hội lần này không chỉ là dịp để quảng bá du lịch, giới thiệu văn hoá trà Việt Nam ra thế giới, mà còn là một dịp để các tác nhân trong chuỗi sản xuất trà Việt Nam có dịp gặp gỡ, trao đổi nhằm tìm ra phương hướng giải quyết cho các vấn đề còn tồn tại của ngành trà. Tại lễ hội Trà, 8 kỷ lục Việt Nam đã được lập và rất nhiều bài tham luận có giá trị đã được đưa ra hội nghị để cùng thảo luận.

Theo dự kiến, đến giai đoạn 2010-2015, diện tích chè được trồng mới và thay thế đạt mức độ ổn định khoảng 140.000 ha, năng suất bình quân đạt 9-10 tấn búp/ha, cho tổng sản lượng 1,2-1,4 triệu tấn búp tươi, tương đương 240.000- 280.000 tấn chè thành phẩm. Trong đó khối lượng xuất khẩu khoảng 200.000 tấn với cơ cấu 50% chè đen, 20% sản phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lượng cao đạt giá trị xấp xỉ 300 triệu USD.

Trong xu thế hội nhập, không chỉ cạnh tranh về năng suất, chất lượng, giá trị xuất khẩu mà đòi hỏi phải an toàn vệ sinh từ vùng sản xuất nguyên liệu tới chế biến, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới. Do đó, ngành Chè Việt Nam phải giải quyết tận gốc của vấn đề - sản xuất, thâm canh, chế biến chè an toàn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG HỢP DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 2006 (Trang 35 - 37)