Tổ chức báo cáo lại kết quả thí nghiệm tại các vùng trọng điểm lúa

Một phần của tài liệu cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất (Trang 83 - 87)

Tại các tỉnh ĐBSCL chọn các huyện trọng điểm về lúa để tổ chức các cuộc báo cáo lại kết quả thí nghiệm. Nội dung tài liệu báo cáo khuyến nông theo phụ chương 1 đính kèm. Công cụ hỗ trợ cho các báo cáo nầy là phim ảnh video, tờ bướm, tranh ảnh, áp phích..

Phương pháp tổ chức là hội thảo với qui mô 30 – 40 người/cuộc gồm hai đối tượng chủ yếu:

- Nông dân, thương lái, bạn hàng xáo, chủ nhà máy xay, chủ lò sấy, chủ máy cắt. Nội dung báo cáo gồm đánh giá và so sánh tổn thất STH giữa phương pháp cải tiến và truyền thống, nguyên nhân và cách cải tiến phương pháp truyền thống đặc biệt là 4 công đoạn cắt gom, phơi sấy, xay xát và tồn trữ. Giới thiệu và tuyên truyền các ưu điểm của máy gặt xếp dãy và ưu việt hơn cả là máy gặt liên hợp có thể giảm cả tổn thất số lượng và chất lượng. Lợi điểm của phương pháp sấy tốt hơn phơi về chất lượng gạo cho xuất khẩu cũng như giảm tổn thất về lượng khi thu hoạch vụ Hè thu gặp mưa lúa bị hư. Cải tiến phương pháp tồn trữ trong bao pp tại nhà bằng cách kê kích và giữ nơi khô ráo tránh bị ẩm mốc, biện pháp diệt chuột và xông hơi sâu mọt bằng hóa chất. Khuyến khich tồn trữ lúa tại những nhà kho của nhà máy lớn vừa bảo đảm phẩm chất lúa gạo tồn trữ vừa bảo đảm được đầu ra của sản phẩm không bị mất giá.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Từ kết quả điều tra hiện trạng về các hoạt động và đánh giá tổn thất STH ở 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp nhằm củng cố cho những thí nghiệm trên đồng ruộng có phân tích thống kê của 3 tỉnh này, chúng tôi có những nhận xét về tổn thất của các công đoạn STH như sau:

* Tổn thất về số lượng

Nhìn chung tổn thất về số lượng ở các công đoạn STH đều được nông dân đánh giá cao hơn so với thực nghiệm tại đồng ruộng. Trong đó, phương pháp cải tiến với tổng tổn thất thấp nhất 9,65% và phương pháp truyền thống thực nghiệm trên đồng ruộng là 10,56% thấp hơn so với phỏng vấn là 12,56% trong vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu tổn thất cao hơn với mức tổn thất tuần tự là 12,85%; 15,07% và 15,09%. Tổn thất ở từng công đoạn có thể tóm lược theo bảng sau

Tổn thất các công đoạn sau thu hoạch giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt: %

Công đoạn

Đông Xuân Hè Thu

Truyền thống Cải tiến Phỏng vấn Truyền thống Cải tiến Phỏng vấn Cắt gom 1,44 1,40 2,14 1,87 1,60 2,62 Vận chuyển 1,14 0,99 0,48 2,10 1,73 0,71 Suốt 1,56 1,49 1,84 2,57 2,37 2,33

Phơi hoặc sấy 1,42 1,29 2,11 2,14 1,84 2,52

Xay xát 2,29 1,90 3,54 3,00 2,10 4,09

Tồn trữ 3 tháng 2,71 2,58 2,35 3,39 3,21 2,82

Tổng 10,56 9,65 12,46 15,07 12,85 15,09

Các tổn thất nầy còn có thể giảm xuống nhiều hơn nữa nhờ vào những biện pháp trước thu hoạch như giống tốt, ruộng đất bằng phẳng, chủ động tưới tiêu nước nhất là khi thu hoạch. Ngoài ra, cần phải áp dụng cơ giới hóa trong tất cả các công đoạn STH lúa là một nhu cầu vô cùng bức thiết.

- Trong công đoạn cắt gom, tình hình áp dụng máy gặt xếp dãy của 3 tỉnh chỉ ở mức độ một vài hộ, còn máy gặt đập liên hợp hầu như chưa được áp dụng mà chỉ được trình diễn. Tuy vậy, theo quan điểm phát triển, mặc dù chưa được sử dụng phổ biến song các ưu thế của máy xếp dãy và đặc biệt là máy gặt đập liên hợp so với cắt tay đã được nông dân biết đến và theo xu thế này cơ giới hóa trong thu hoạch lúa sẽ được áp dụng rộng rãi.

- Trái lại, trong khâu suốt thì đã được cơ giới hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là các loại máy do các công ty tư nhân chế tạo lại được nông dân chuộng hơn so với các loại máy do các xí nghiệp lớn chế tạo, chủ yếu là do chi phí đầu tư thấp hơn. Chính vì vậy, tổn thất vẫn còn ở mức tương đối cao. Nên vấn đề làm cách nào để người dân thấy được hiệu quả của các loại máy do các xí nghiệp cơ khí lớn dù chi phí đầu tư cao; nhân tiện kích thích sự tìm tòi và sáng tạo của các nhà chế tạo máy tư nhân đầu tư hơn nữa, để giúp tổn thất lúa của nông dân trong công đoạn này đến mức thấp nhất là rất cần thiết.

- Còn đối với khâu vận chuyển ở điều kiện và tình hình hiện nay mức độ ảnh hưởng đến tổn thất có thể chấp nhận được, đồng thời chưa có một giải pháp nào tốt hơn để cải thiện ngoại trừ sử dụng máy gặt đập liên hợp sẽ triệt tiêu tổn thất nầy.

Theo số liệu thí nghiệm, tổn thất cắt gom do máy gặt xếp dãy thấp nhất (ĐX: 1,4%; HT: 1,6%). Nếu nơi nào áp dụng được máy gặt đập liên hợp thì sẽ giãm cả 3 khâu cắt gom, vận chuyển, suốt xuống còn 0,86% so với dùng máy gặt xếp dãy (3,88%) và phương pháp truyền thống là 4,14%. Do đó, cần phải phổ biến để nông dân áp dụng rộng rãi.

- Công đoạn làm khô hiện nay vẫn tồn tại song song hai phương pháp phơi và sấy nhưng phương pháp phơi là phổ biến hơn, đặc biệt trong vụ ĐX hầu như tất cả nông dân đều phơi. Theo thí nghiệm, tổn thất do sấy (ĐX: 1,29 và HT: 1,84%) rõ ràng thấp hơn so với phương pháp truyền thống (ĐX: 1,42 và HT: 2,14%). Tuy nhiên, việc sấy lúa chưa được áp dụng rộng rãi là do nhận định của người dân về chất lượng hạt lúa của máy sấy chưa chính xác và một phần do các chủ lò sấy chưa hiểu rõ về phương pháp cũng như kỹ thuật vận hành và chạy theo lợi nhuận nên làm cho chất lượng của hạt lúa sấy chưa thật sự tốt. Do vậy, cần có những biện pháp khắc phục những nhìn nhận của người dân và đặc biệt là các chủ lò sấy.

- Về tồn trữ, nhìn chung lúa ở 3 tỉnh thí nghiệm chủ yếu được tồn trữ ở qui mô nhỏ cấp nông hộ, chưa có những kho vựa lúa lớn tập trung, nên tổn thất vẫn còn khá cao so với khả năng có thể làm giảm tổn thất, mặc dù so với các công đoạn STH khác thì nó tổn thất thấp nhất, lý do là vì tồn trữ tại nhà có quá nhiều nguyên nhân gây tổn thất so với tồn trữ tại kho lớn đầy đủ trang bị. Chính vì vậy, cần phải có hướng giải quyết để hạn chế tối đa tồn trữ tại nhà qui mô nhỏ, có thể không tồn trữ tại nhà mà bán cho các chủ vựa lúa lớn có kho chứa hoặc đầu tư xây kho kiên cố ở nông hộ nếu có điều kiện.

- Hiện nay các nhà máy cố định tại các xã đã giải quyết được việc xay lúa với tỉ lệ tổn thất ít và phẩm chất tốt. Tuy nhiên, vùng nông thôn sâu vẫn phải sử dụng những máy xay di động chạy trên đường hoặc dưới sông để giải quyết tại chỗ nên lượng hao hụt cao hơn. Nhưng đây chỉ là biện pháp cần thiết để xay lúa ăn, nên tác động của nó đến phẩm chất gạo chỉ đối với thị trường nội địa mà không ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu. Cho nên vấn đề còn lại chỉ cải tiến các nhà máy xay cố định để nâng cao hơn nữa phẩm chất gạo và giảm thiểu tối đa tổn thất về số lượng.

* Tổn thất về chất lượng

Trong các công đoạn STH lúa ở ĐBSCL, công đoạn cắt gom và phơi có hao hụt về chất lượng lớn nhất chủ yếu là do mưa làm hạt lúa bị mọc mầm, giảm phẩm chất dẫn đến giảm giá bán trong vụ HT. Sự giảm giá nầy theo kết quả phỏng vấn chiếm từ 2 - 3% nếu thu hoạch vào những ngày mưa nhiều. Nếu trời không mưa, có nắng tốt thì không có sự mất mát do giảm giá nầy. Điều nầy cho thấy tính cần thiết của máy sấy để khắc phục sự lệ thuộc vào thời tiết như mưa, nắng, ẩm độ cao mà theo kết quả nghiên cứu máy sấy không những làm giảm đáng kể tỉ lệ bóc vỏ, tỉ lệ xay chà mà còn làm tăng tỉ lệ gạo nguyên hơn lúa phơi.

Công đoạn suốt và vận chuyển không ghi nhận có sự khác biệt nào giữa biện pháp cải tiến và biện pháp truyền thống vì trong thí nghiệm thực hiện gần giống nhau, chỉ hơi sai khác là lúa cắt bằng tay hoặc băng máy cắt xếp dãy đem đi suốt.

Trong công đoạn tồn trữ lúa phơi và sấy gần như không có sự tổn thất về chất lượng lúa tồn trữ theo chiều hướng xấu, mà chỉ có sự biến đổi về chiều dài và tỉ lệ D/R đặc biệt là những biến đổi trong thành phần hóa học của hạt lúa như hàm lượng

tức làm cho đặc tính nấu ăn của gạo mềm cơm và ngon cơm hơn. Tuy nhiên, đối với lúa sấy có sự biến đổi tốt hơn lúa phơi.

Trước tình hình tổn thất trong các công đoạn STH, để giảm thiểu được mức độ tổn thất cần có những biện pháp cụ thể cho từng công đoạn theo hướng cơ giới hóa là chủ yếu, như sau:

+ Nên cơ giới hóa công đoạn cắt gom có thể chuyển giai đoạn từng bước, thay thế cắt bằng liềm bằng máy gặt xếp dãy hoặc tiến đến máy gặt đập liên hợp tùy điều kiện cụ thể từng vùng.

+ Trong khâu suốt cần tiêu chuẩn hóa các thông số kỹ thuật của máy suốt.

+ Làm khô phải hướng đến hình thức sấy và cần phải đảm bảo chất lượng bằng cách chú ý thành lập các đội ngũ giám sát về trình độ kỹ thuật và nhận thức của các chủ dịch vụ sấy.

+ Phải xây dựng những kho tồn trữ kiên cố, hạn chế tối đa hoặc có thể xóa bỏ hình thức tồn trữ theo qui mô nhỏ lẻ hộ gia đình.

+ Tương tự, trong xay xát phải có những động thái nhằm làm tăng sự nhìn nhận và ưu thế hoạt động của các nhà máy lớn cố định.

Tóm lại, qua thực nghiệm tại đồng ruộng và phỏng vấn tại 3 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL tổn thất lúa trong công đoạn STH còn đang là vấn đề đáng quan tâm và cần có nhiều biện pháp phù hợp để giải quyết nhằm giảm tổn thất cho người dân nói riêng và nâng cao sản lượng và chất lượng lúa trong khu vực. Hầu như với sự nhìn nhận và đánh giá một cách chủ quan của người dân thì họ cho rằng tổn thất ở hầu hết các công đoạn STH đều cao hơn so với thực nghiệm. Mặc dù với cách nhìn của họ là cao hơn nhưng tại sao họ vẫn “cam chịu”, chấp nhận sự tổn thất này. Thực ra không phải họ chấp nhận như vậy nhưng bởi vì với họ, họ không thể và không đủ khả năng để đưa ra hướng giải quyết tốt hơn. Chính vì lẽ đó cơ giới hóa là vấn đề giải quyết tổn thất tốt nhất mà đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các nhà nghiên cứu ... phải làm như thế nào để giúp họ giải thoát được nỗi bức xúc này.

Một phần của tài liệu cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)