Tổn thất trong khâu xay xát

Một phần của tài liệu cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất (Trang 55)

Trong các hộ nông dân được phỏng vấn thì số hộ có mục đích xay xát để ăn chiếm đa số (96,44%), chỉ có 3,53% xay với mục đích khác. Tổn thất trong khâu xay xát được đánh giá là các mất mát không thu hồi lại được. Qua đánh giá của nông dân phỏng vấn nhận thấy, xay xát là khâu có tỉ lệ tổn thất cao nhất trong tất cả các khâu, trung bình 3 tỉnh tổn thất của vụ ĐX là 3,54%, vụ HT là 4,09% (Bảng 19); còn giữa các tỉnh thì mức độ chênh lệch không cao.

Bảng 19: Tổn thất trong khâu xay xát năm 2006 Đvt: %

Vụ An Giang Kiên Giang Đồng Tháp Trung bình

ĐX 3,74 3,74 3,13 3,54

HT 4,08 4,16 4,04 4,09

3.2.3.8. Kết luận

Từ các tổn thất từng khâu sau thu hoạch qua thông tin của nông dân ta nhận thấy ở mỗi khâu đều có các hình thức tổn thất khác nhau. Mất mát này đều do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trung bình các khâu đều có tỉ lệ tổn thất tương đương nhau, chỉ riêng khâu vận chuyển (thấp nhất) và khâu xay xát (cao nhất) là có chênh lệch tương đối.

Theo Bảng 20 hầu như tất cả các khâu STH vụ HT đều cao hơn so với vụ ĐX nên tổng trung bình cả 3 tỉnh, vụ HT cao hơn so với vụ ĐX trên 4% do vụ HT mưa bão nhiều và thường bị ngập. Nếu xét riêng từng tỉnh, mức độ chênh lệch về tổn thất giữa các khâu không cao. Kiên Giang có tỉ lệ tổn thất cao nhất (13,53% vụ ĐX; 15,44% vụ HT), thấp nhất là An Giang (11,38% vụ ĐX; 15,06% vụ HT), còn Đồng Tháp ở vị trí

trung gian (12,45% vụ ĐX; 14,73% vụ HT). Trung bình tổn thất 3 tỉnh vụ ĐX là 12,46% và vụ HT là 15,09%.

Bảng 20: Tổn thất các công đoạn sau thu hoạch năm 2006 Đvt: %

Công đoạn An Giang Kiên Giang Đồng Tháp Trung bình

ĐX HT ĐX HT ĐX HT ĐX HT Cắt, gom 1,69 2,40 2,79 3,16 1,93 2,29 2,14 2,62 Suốt 1,32 2,25 2,15 2,36 2,06 2,37 1,84 2,33 Vận chuyển 0,43 0,72 0,52 0,74 0,48 0,66 0,48 0,71 Phơi 2,05 2,74 2,15 2,30 2,13 2,51 2,11 2,52 Sấy* 2,14 2,96 2,36 2,95 2,73 3,18 2,41 3,03 Bảo quản 2,15 2,87 2,18 2,72 2,72 2,86 2,35 2,82 Xay xát 3,74 4,08 3,74 4,16 3,13 4,04 3,54 4,09 Tổng 11,38 15,06 13,53 15,44 12,45 14,73 12,46 15,09

Ghi chú: * không tính sấy vào tổng tổn thất

3.3. TỔN THẤT SAU THU HOẠCH THỰC NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG

Phần nầy trình bày các tổn thất sau thu hoạch so sánh giữa phương pháp truyền thống và phương pháp có sử dụng máy móc trong các công đoạn cắt gom, vận chuyển, tuốt, phơi sấy, xay xát và tồn trữ. Dùng phương pháp thống kê t-Test để so sánh sự khác biệt của một cặp số trung bình từng công đoạn STH và sự khác biệt giữa vụ ĐX và HT.

3.3.1. So sánh tổn thất cắt gom

* Theo phương tiện: bằng liềm (truyền thống) với máy cắt xếp dãy (cải tiến)

Theo Hình 10, nhìn chung cả 2 vụ ĐX và HT đều không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa tổn thất trung bình cắt bằng liềm (lưỡi hái) so với máy cắt xếp dãy ở mức 5% theo phép thử t-Test. Tuy nhiên, trung bình tổn thất của máy xếp dãy luôn thấp hơn cắt bằng tay cụ thể là trong vụ ĐX trung bình tổn thất của máy xếp dãy 1,40% thấp hơn cắt tay 1,44% và vụ HT tuần tự là 1,60% so với 1,82%. Lý do của việc tổn thất thấp hơn nầy là độ rung đồng đều của máy làm ít rụng hạt hơn so với cắt tay có lúc nặng lúc nhẹ. Ngoài ra, máy chỉ hoạt động tốt trong điều kiện không có lúa đổ ngã có nghĩa là cây lúa lành mạnh hơn lúa chọn mẫu để cắt tay.

1,44 1,4 1,82 1,6 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0

Đông Xuân Hè Thu

Vụ %

Liềm Xếp dãy

Hình 10: Tỉ lệ tổn thất giữa cắt bằng liềm và máy gặt xếp dãy

Nếu so sánh cấp tỉnh thì Kiên Giang có tổn thất cao hơn do giống lúa dễ rụng hạt như giống Hầm Trâu (OM 576) vụ ĐX và giống OM 2513 vụ HT. Đặc biệt, đối với tỉnh An Giang vụ ĐX sử dụng giống OM 1490 là giống lúa dai nên tỉ lệ tổn thất rất ít, ngược

lại vụ HT trồng giống OM 2514 dễ rụng lại chịu ảnh hưởng của mưa, nhiều sâu bệnh nhất là bệnh đạo ôn nên tổn thất nhiều hơn (Bảng 21).

Bảng 21: So sánh tổn thất cắt gom theo phương tiện Đvt: %

Tỉnh Đông Xuân Hè Thu

Liềm Xếp dãy Liềm Xếp dãy

An Giang 1,14 ns 1,12 ns 1,77 ns 1,42 ns

Kiên Giang 1,70 ns 1,67 ns 1,94 ns 1,92 ns

Đồng Tháp 1,49 ns 1,42 ns 1,91 ns 1,47 ns

Trung bình 1,44 ns 1,40 ns 1,87 ns 1,60 ns

Ghi chú: ns:Hai số trung bình cùng hàng không khác biệt qua phép thử t-Test.

* Theo vụ mùa: Đông Xuân và Hè Thu

Theo Bảng 22 và Hình 11 tổn thất cắt gom trung bình của 3 tỉnh vụ HT đều lớn hơn vụ ĐX. Trung bình tổn thất cắt bằng liềm và bằng máy cắt xếp dãy của vụ ĐX đều thấp hơn vụ HT và sự khác biệt nầy có ý nghĩa ở mức 0,5% theo phép thử t-Test. Sự chênh lệch nầy là 0,43% đối với cắt bằng liềm (1,44% so với 1,87%) và 0,20% (1,40 so với 1,60%) đối với máy cắt xếp dãy. Ngoài ra, kết quả thí nghiệm cũng cho thấy đối với 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang không có sự khác biệt giữa trung bình cắt bằng liềm giữa 2 vụ.

Bảng 22: So sánh tổn thất cắt gom theo vụ mùa Đvt: %

Tỉnh

Liềm Xếp dãy

Đông Xuân

Hè Thu Đông Xuân Hè Thu

An Giang 1,14 ns 1,77 ns 1,12 * 1,42 *

Kiên Giang 1,70 ns 1,94 ns 1,67 * 1,92 *

Đồng Tháp 1,49 * 1,91 * 1,42 * 1,47 *

Trung bình 1,44 * 1,87 * 1,40 * 1,60 *

Ghi chú: *:Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. ns: không

khác biệt 1,4 1,87 1,44 1,6 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 Liềm Xếp dãy Phương tiện % Đông Xuân Hè Thu

Hình 11: Tỉ lệ tổn thất cắt gom giữa vụ ĐX với HT Nhận xét:

-Giống lúa dễ rụng hạt và dễ đổ ngã sẽ góp phần tăng tỉ lệ hạt rơi rụng tự nhiên và khi cắt lúa.

- Bệnh đạo ôn trên bông làm yếu độ dai, dính của cuống hạt lúa gắn với gié lúa. - Vụ ĐX thời tiết khô hơn vụ HT ít sâu bệnh nên tổn thất ít hơn trong khi đó vụ HT mưa nhiều ruộng bị ngập, lúa dễ đổ ngã, bị chuột phá hại nên tổn thất nhiều hơn.

3.3.2. So sánh tổn thất vận chuyển

* Theo phương tiện: bằng liềm (truyền thống) với máy cắt xếp dãy (cải tiến)

Trong 2 phương pháp thí nghiệm truyền thống (cắt tay) và cải tiến (cắt máy), khi vận chuyển dùng các phương tiện vận chuyển gần giống nhau nên chênh lệch tổn thất chủ yếu là do cự ly vận chuyển. Chẳng hạn như vụ ĐX đất khô máy suốt có thể vào tận ruộng nên việc chuyển lúa bông đến nơi tập trung tuốt (chất thành ngố) gần, có thể ôm vác nên ít hao hụt. Trong khi đó, vụ HT do nước ngập ruộng nên lúa bông cần được gom tập trung lên bờ đê hoặc chuyển đến tận nhà (khoảng cách có khi trên 5 km) và phải qua các công đoạn xốc vác lên xuống các phương tiện vận chuyển làm cho rơi vãi dẫn đến hao hụt nhiều hơn. Theo Bảng 23 cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 phương pháp vận chuyển truyền thống và phương pháp cải tiến đưa đi suốt chính vì lý do nầy.

Bảng 23: So sánh tổn thất vận chuyển theo phương tiện Đvt: %

Tỉnh Đông Xuân Hè Thu

Truyền thống Cải tiến Truyền thống Cải tiến

An Giang 0,71 ns 0,63 ns 2,26 ns 1,86 ns

Kiên Giang 1,81 ns 1,50 ns 2,20 ns 1,51 ns

Đồng Tháp 0,90 ns 0,84 ns 1,84 ns 1,81 ns

Trung bình 1,14 ns 0,99 ns 2,10 ns 1,73 ns

Ghi chú: ns:Hai số trung bình cùng hàng không khác biệt qua phép thử t-Test.

1,44 2,1 1,73 0,99 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

Đông Xuân Hè thu

Vụ %

Truyền thống Cải tiến

Hình 12: Tỉ lệ tổn thất vận chuyển giữa 2 phương pháp truyền thống và cải tiến

* Theo vụ mùa: Đông Xuân và Hè Thu

Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa về tổn thất vận chuyển đến nơi suốt của 2 phương pháp truyền thống và cải tiến giữa vụ ĐX và HT (Bảng 24).

Bảng 24: So sánh tổn thất vận chuyển theo vụ mùa Đvt:

%

Tỉnh Truyền thống

Cải tiến

Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu

An Giang 0,71 ** 2,26 ** 0,63 ** 1,86 **

Kiên Giang 1,81 * 2,20 * 1,50 ns 1,51 ns

Đồng Tháp 0,90 * 1,84 * 0,84 ** 1,81 **

Trung bình 1,14 * 2,10 * 0,99 * 1,73 *

Ghi chú: *: Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. **: khác

Trung bình tổn thất vận chuyển vụ ĐX xấp xỉ bằng 1/2 vụ HT cho cả hai phương pháp, trong đó trung bình tổn thất vận chuyển truyền thống ĐX là 1,14% so với HT 2,10% và vận chuyển cải tiến ĐX 0,99% so với HT 1,73%. Sự chênh lệch nầy dễ dàng giải thích vì cự ly vận chuyển vụ HT xa hơn rất nhiều so với vụ ĐX như đã nói ở trên.

1,44 0,99 2,1 1,73 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

Truyền thống Cải tiến

Phương pháp

% Đông

Xuân Hè Thu

Hình 13: Tỉ lệ tổn thất vận chuyển giữa vụ ĐX với HT

Ngoài ra, đối với từng tỉnh do đặc điểm riêng của ruộng thí nghiệm mà có sai khác nhau rất nhiều. Tại tỉnh An Giang, điểm thí nghiệm trên ruộng hộ nông dân thuộc xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, vụ ĐX cắt và tuốt lúa tại ruộng, cự ly vận chuyển quá gần nên hao hụt vận chuyển (0,71% đối với truyền thống và 0,63% đối với cải tiến) ít hơn 1/3 so với vụ HT (2,26% đối với truyền thống và 1,86% đối với cải tiến) thực hiện trên ruộng thí nghiệm tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú phải chở bằng cộ bò hao hụt nhiều vì đường vận chuyển xa trên 3 km. Tương tự, tại tỉnh Đồng Tháp, điểm thí nghiệm ở Nông trường Động Cát có sự chênh lệch thấp hơn. Sự chênh lệch của vụ ĐX (0,90% đối với truyền thống và 0,84% đối với cải tiến) chỉ bằng 1/2 so với vụ HT (1,84% đối với truyền thống và 1,81% đối với cải tiến). Trong khi đó, tại tỉnh Kiên Giang hai điểm thí nghiệm đều phải vận chuyển về nhà cho nên sự chênh lệch không lớn lắm trong biện pháp vận chuyển truyền thống (1,81% đối với vụ ĐX và 2,20% đối với vụ HT) và trong biện pháp cải tiến sự khác biệt nầy (1,50% vụ ĐX so với 1,51% vụ HT) không ý nghĩa ở mức 0,5% theo t-Test.

3.3.3. So sánh tổn thất tuốt

* Theo phương tiện

Trong công đoạn tuốt lúa hiện nay tại 3 tỉnh đều dùng máy tuốt phổ biến tại ĐBSCL là loại máy đập lúa liên hoàn của các xí nghiệp cơ khí các tỉnh cũng như các xưởng cơ khí tư nhân. Các loại máy nầy có cấu tạo rất giống nhau chỉ sai khác một vài cấu tạo nhỏ không đáng kể. Tại các điểm thí nghiệm, nông dân thường sử dụng các loại máy do các xưởng tư nhân chế tạo nói chung rất giống nhau nên sự hao hụt cũng không khác nhiều. Qua Bảng 25 và Hình 14 cho thấy hầu hết không có sự khác biệt giữa truyền thống và cải tiến là do chỉ dùng một model máy suốt, chỉ có khác do máy cũ hay máy mới. Sự khác biệt có ý nghĩa giữa truyền thống và máy móc trong vụ HT chỉ ghi nhận được ở điểm thí nghiệm NT Động Cát - Đồng Tháp nhưng không chênh lệch lớn (2,24% và 2,10%).

Tỉnh Đông Xuân Hè Thu

Truyền thống Cải tiến Truyền thống Cải tiến

An Giang 1,49 ns 1,47 ns 2,14 ns 2,08 ns

Kiên Giang 1,49 ns 1,35 ns 3,32 ns 2,94 ns

Đồng Tháp 1,69 ns 1,65 ns 2,24 * 2,10 *

Trung bình 1,56 ns 1,49 ns 2,57 ns 2,37 ns

Ghi chú: *:Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. ns: không

khác biệt. 2,37 1,56 2,57 1,49 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0

Đông Xuân Hè Thu

Vụ %

Truyền thống Cải tiến

Hình 14: Tỉ lệ tổn thất tuốt giữa 2 phương pháp truyền thống và cải tiến

* Theo vụ mùa: Đông Xuân và Hè Thu

Trong khâu tuốt tổn thất theo vụ mùa có sự khác biệt rõ rệt giữa hai vụ ĐX và HT. Qua Bảng 26 trung bình tổn thất cả 3 tỉnh vụ HT (2,57%) cao hơn vụ ĐX (1,56%) đối với phương tiện truyền thống, còn ở phương tiện cải tiến thì vụ HT là 2,37%, vụ ĐX xuân là 1,49%.

Bảng 26: So sánh tổn thất tuốt theo vụ mùa Đvt:

%

Tỉnh Truyền thống Cải tiến

Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu

An Giang 1,49 ** 2,14 ** 1,47 * 2,08 *

Kiên Giang 1,49 ** 3,32 ** 1,35 ** 2,94 **

Đồng Tháp 1,69 * 2,24 * 1,65 * 2,10 *

Trung bình 1,56 * 2,57 * 1,49 * 2,37 *

Ghi chú: *:Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. **: khác

biệt ở mức ý nghĩa 1%. 2,37 1,49 1,56 2,57 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0

Truyền thống Cải tiến

Phương pháp %

Đông Xuân Hè Thu

Đây là điều hiển nhiên bởi vì bông lúa ở vụ HT bị ướt dẫn đến lượng lúa tổn thất ở tất cả các hình thức (lúa sót theo rơm, lúa rơi vãi do bốc vác đưa lên máy tuốt,...) cao hơn rất nhiều so với bông lúa khô ráo của vụ ĐX.

3.3.4. So sánh tổn thất phơi (truyền thống) với sấy (cải tiến)

* Theo phương pháp

Hiện nay, ở các tỉnh ĐBSCL nói chung và 3 tỉnh thực hiện thí nghiệm việc phơi lúa trên đường nhựa đã bị cấm nên hầu hết nông dân phơi trên nền đường hoặc trên nền đất có trải lưới cước. Do vậy, sự hao hụt do xe cộ chạy qua đường có giảm đi đồng thời sự trông coi gần nhà cũng làm giảm đi sự ăn phá của gà và chim. Theo Bảng 27 cho thấy hầu hết sự hao hụt giữa phơi và sấy khác biệt có ý nghĩa ngoại trừ ở Đồng Tháp vụ ĐX. Hao hụt do phơi cao hơn nhiều vì hai điểm thí nghiệm phơi tại 2 huyện Châu Thành và Châu Phú phơi tại ruộng và do lưới cước của chủ ruộng không được tốt.

Bảng 27: So sánh tổn thất phơi với sấy Đvt: %

Tỉnh Đông Xuân Hè Thu

Phơi Sấy Phơi Sấy

An Giang 1,47 * 1,17 * 1,96 ** 1,48 **

Kiên Giang 1,37 * 1,31 * 2,58 * 2,23 *

Đồng Tháp 1,42 ns 1,39 ns 1,89 * 1,80 *

Trung bình 1,42 * 1,29 * 2,14 * 1,84 *

Ghi chú: *: Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. **: khác

biệt ở mức ý nghĩa 1%. ns: khôngkhác biệt

* Theo mùa vụ 1,42 1,29 2,14 1,84 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

Đông Xuân Hè Thu

Vụ %

Phơi Sấy

Hình 16: Tỉ lệ tổn thất giữa 2 phương pháp phơi và sấy

Hầu hết các tỉnh ĐBSCL nói chung và 3 tỉnh nói riêng, khâu làm khô lúa STH đều bị ảnh hưởng và bị chi phối chủ yếu bởi mùa vụ. Điều kiện thời tiết của vùng chỉ phân chia làm hai mùa chính và cũng trùng khớp với hai vụ lúa ĐX và HT. Thời điểm thu hoạch của vụ ĐX rơi vào mùa nắng còn thu hoạch của vụ HT thì rơi vào mùa mưa. Chính vì vậy, qua Bảng 28 trung bình tổn thất trong khâu làm khô kể cả phơi và sấy của hai vụ đều có khác biệt ở mức có ý nghĩa thống kê, vụ HT tuần tự phơi, sấy (2,14% và 1,84%) luôn có tỉ lệ tổn thất cao hơn vụ ĐX (1,42% và 1,29%). Nếu xét theo từng tỉnh, An Giang có mức độ chênh lệch tổn thất của vụ HT cao hơn nhiều và khác biệt có ý nghĩa so với vụ ĐX trong cả khâu phơi và sấy, trong khi ở Kiên Giang và Đồng Tháp mức độ chênh lệch giữa hai vụ của khâu nầy không cao lắm nhưng vẫn có sự khác biệt có ý nghĩa.

Bảng 28: So sánh tổn thất phơi với sấy theo vụ mùa Đvt: %

Tỉnh Phơi Sấy

Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu

An Giang 1,47 * 1,96 * 1,17 * 1,48 *

Kiên Giang 1,37 ** 2,58 ** 1,31 ** 2,23 **

Đồng Tháp 1,42 ** 1,89 ** 1,39 * 1,80 *

Trung bình 1,42 * 2,14 * 1,29 * 1,84 *

Một phần của tài liệu cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)