Đặc điểm Nông Trường Động Cát

Một phần của tài liệu cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất (Trang 44)

Sau 1975, nông trường Quốc Doanh Quân Đội ra đời và nó là tiền thân của Nông Trường Động Cát, chính thức được hình thành năm 1977 cho đến nay. Có tổng diện tích là 1.236 ha, trong đó tràm 745 ha, xây dựng cơ bản 55 ha và lúa chiếm 436 ha được phân bố trong 11 lô. Các lô đều có hệ thống đê bao và chỉ canh tác hai vụ, còn vụ Thu Đông xả lũ, đỉnh lũ hàng năm ở đây cao nhất là 2,5m. Nông trường chuyên dùng

đất sản xuất lúa giống xác nhận để cung cấp cho Công ty giống Đồng Tháp và các vùng lân cận.

3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH TỔN THẤT SAU THU HOẠCH 3.2.1. Phân bố mẫu điều tra

Tổng số mẫu điều tra là 370 nông hộ, phân bố ngẫu nhiên với các hộ nông dân có sản xuất lúa tại 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp với khoảng cách mẫu từ 15 hộ trở lên mới chọn một mẫu. Trong đó, An Giang phân cho hai huyện Châu Thành và Châu Phú; Kiên Giang phân cho hai huyện Châu Thành và Tân Hiệp và ở tỉnh Đồng Tháp phân cho hai huyện Tháp Mười và Cao Lãnh. Số mẫu điều tra được thể hiện qua Bảng 6.

Bảng 6: Phân bố mẫu điều tra

Tỉnh Huyện/xã Số hộ Tỉ lệ % Tổng 370 100 An Giang 123 33,25 Châu Phú 59 15,95 Bình Long 15 4,06 Bình Mỹ 15 4,06 Mỹ Đức 14 3,78 Vĩnh Thạnh Trung 15 4,05 Châu Thành 64 17,30 Bình Hòa 16 4,32 Vĩnh Bình 15 4,05 Vĩnh Hiệp I 9 2,43 Vĩnh Hòa 2 0,55 Vĩnh Phú 2 0,55 Vĩnh Thành 16 4,32 Vĩnh Thuận 4 1,08 Kiên Giang 121 32,70 Tân Hiệp 61 16,48 Tân An 13 3,51 Tân Hiệp A 12 3,24 Tân Hiệp B 22 5,95 Tân Lập 2 0,54 Thạnh Ðông A 4 1,08 Thị trấn Tân Hiệp 8 2,16 Châu Thành 60 16,22 Giục Tượng 16 4,32 Mong Thọ A 22 5,95 Mong Thọ B 22 5,95 Đồng Tháp 126 34,05 Cao Lãnh 49 13,24 Ba Sao 36 9,73 Mỹ Thọ 13 3,51 Tháp Mười 77 20,81 Mỹ Ðông 30 8,11 Mỹ Quí 47 12,70

3.2.2. Đánh giá hiện trạng các hoạt động sau thu hoạch ở cấp độ nông hộ tại 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp

3.2.2.1. Khâu cắt gom

Qua phỏng vấn 370 hộ nông dân trồng lúa ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, tất cả các hộ đều thuê nhân công cắt lúa bằng tay. Từ Bảng 7, giá trung bình năm 2005 – 2006 của vụ ĐX: 738,32 nghìn đồng/ha, vụ HT: 852,53 nghìn đồng/ha, trong khâu nầy có sự chênh lệch khá cao giữa hai vụ là 114,21 nghìn đồng/ha và sự chênh lệch nầy đôi khi còn cao hơn. Qua phỏng vấn tất cả các hộ nông dân đều cho rằng giá thuê cắt vụ HT bao giờ cũng cao hơn vụ ĐX. Riêng ở An Giang chi phí cho khâu cắt cao nhất trong 3 tỉnh (vụ ĐX: 885,08 nghìn đồng/ha và HT: 969,98 nghìn đồng/ha). Nguyên nhân là do thiếu nhân công cắt vào mùa thu hoạch rộ, phần lớn nhân công bị thu hút vào các khu công nghiệp và khu chế xuất; đặc biệt là vụ HT mưa bão nhiều, người cắt phải vất vả hơn, đôi khi cắt xong phải bó lại đem lên bờ đê hoặc nơi không bị ngập trên ruộng thành từng ngố để suốt, trong khi đó ở vụ ĐX chỉ gom lại từng ngố tại ruộng để suốt nên giá cắt gom sẽ thấp hơn.

Bảng 7: Chi phí cắt gom năm 2006 Đvt: 1.000 đ/ha

Mùa vụ An Giang Đồng Tháp Kiên Giang Trung bình

ĐX HT 885,08 969,98 644,80 837,02 685,10 750,60 738,32 852,53 Trong những năm gần đây, máy gặt xếp dãy được triển khai ở một số vùng và có sự cải tiến điều chỉnh trong khâu công nghệ như có thể điều chỉnh cắt lúa cao thấp, gắn thêm mũi rẽ,… bắt đầu đã được một số ít nông dân chấp nhận trong vụ ĐX, còn đối với vụ HT thì không cắt được do ruộng ngập nước và chân ruộng yếu.

Đa số nông dân được phỏng vấn đều nhận định hiện trạng cắt lúa bằng tay vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, công suất cắt còn thấp và giá cắt gom rất biến động do thiếu nhân công và bất lợi về thời tiết khi gặp lũ hay lúa bị đổ ngã. Theo tập quán của vùng, lúa sau khi cắt được nông dân trải đều để phơi nắng (phơi mớ) nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí phơi sau khi tuốt. Việc phơi mớ được tiến hành ngay sau khi cắt, lúa sau khi phơi hai ngày được gom lại thành từng đống hay ngố (bã) để tuốt. Một số nông dân có dự định tự đầu tư máy gặt đập liên hợp đạt yêu cầu kỹ thuật như cắt được lúa đổ ngã, chạy được trên nền đất yếu, năng suất cao,… để phục vụ gia đình và cắt thuê.

3.2.2.2. Khâu tuốt lúa

Ở khâu tuốt đều được cơ giới hóa 100%, qua kết quả phỏng vấn dịch vụ tuốt chủ yếu là do tư nhân đầu tư. Giá tuốt giữa các tỉnh rất biến động và khá chênh lệch nhau, trong đó An Giang giá tuốt cao nhất so với các tỉnh được phỏng vấn, do địa bàn tỉnh có nhiều vùng sản xuất lúa chất lượng cao nên giá thành của các khâu sau tương đối cao.

Bảng 8: Chi phí suốt năm 2006 Đvt: 1.000 đ/ha

Mùa vụ An Giang Đồng Tháp Kiên Giang Trung Bình

ĐX HT 434,30 447,48 392,59 442,22 269,57 309,52 365,49 399,74 Hiện nay, ở ĐBSCL tất cả các dịch vụ tuốt đều có nhân công ôm lúa mớ từ ngố (đống) lên bàn tuốt, dịch vụ tuốt thường có hai hình thức: tuốt tại đồng đối với vụ ĐX, còn ở vụ HT lúa mớ được vận chuyển lên bờ đê hoặc về nhà để tuốt. Do đó giá tuốt giữa hai vụ rất chênh lệch nhau, giá trung bình ở vụ ĐX: 365,49 nghìn đồng/ha và HT: 399,74 nghìn đồng/ha (Bảng 8). Qua đó cho thấy giá tuốt lúa cao và biến động theo thời

vụ, nhưng năng suất tuốt chưa đáp ứng được sự mong đợi của nông dân vì hao hụt còn cao. Do đó cần được cơ giới hóa trong khâu này để giảm tổn thất xuống mức thấp nhất. Chất lượng dịch vụ tuốt lúa cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của nông dân ĐBSCL.

3.2.2.3. Khâu làm khô

Lúa sau khi tuốt sẽ được tiến hành làm khô bằng cách phơi nắng hoặc đem sấy bằng máy. Đây là công đoạn quan trọng nhất trong các khâu sau thu hoạch, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo hàng hóa như hiện tượng ẩm vàng, tỉ lệ xay xát,... Do đó ảnh hưởng rất lớn đến giá thành lúa hàng hóa.

Bảng 9: Hiện trạng phơi sấy năm 2006

TT Thông số An Giang Đồng Tháp Kiên Giang Trung bình 1 Sân gạch/xi măng (% hộ) 4,13 15,08 22,90 14,03 2 Khác (sân đất, lộ,...) 95,87 84,92 76,28 85,97 3 Máy sấy (% hộ) 14,63 11,11 9,09 11,61 4 Giá phơi (1.000 đ/tấn) - ĐX - HT 75,90 80,10 65,80 106,38 68,15 81,67 69,95 89,38 5 Giá sấy (1.000 đ/tấn) 121,81 81,87 139,22 114,30 6 Sấy tốt hơn phơi (% hộ) 59,05 71,68 42,22 57,65

* Phơi nắng

- Phơi trên sân gạch/xi măng: Bảng 9 cho thấy trung bình có khoảng 14,03% nông dân có sử dụng loại sân sân gạch/xi măng, trong đó Kiên Giang có 22,90% nông dân sử dụng hình thức này cao hơn so với 2 tỉnh còn lại, An Giang thấp nhất với 4,13%. Qua phỏng vấn đa số nông dân đều cho rằng lúa phơi trên nền sân gạch/xi măng vẫn đạt chất lượng tốt hơn trên nền đất vì tận dụng sức nóng của mặt sân.

- Phơi trên nền đất: sân phơi có thể là nền sân trước nhà, bờ kênh, lộ đất... Nông dân phơi lúa trên nền đất có lót lưới cước để giữ sạch lúa, tránh lẫn và giảm thất thoát. Qua Bảng 9 cho thấy 85,97% nông dân còn sử dụng phương pháp phơi nắng trên nền sân đất và đường lộ, đặc biệt trong 3 tỉnh thì nông dân An Giang còn sử dụng hình thức phơi lúa nền đất chiếm trên 95,87% hộ được phỏng vấn và họ tin tưởng rằng lúa vẫn đạt chất lượng tốt. Phương pháp này có ưu điểm là tận dụng được những nền đất trên bờ kênh, sân nhà của nông dân. Tuy nhiên, cần phải tốn chi phí đầu tư cho lưới cước, đệm, cao su để đậy lúa và thuê mướn nhân công phơi lúa. Chi phí cho hoạt động phơi trung bình 69,95 nghìn đồng/tấn ở vụ ĐX và 89,38 nghìn đồng/tấn vào vụ HT.

* Sấy

Kết quả điều tra 370 hộ thì việc làm khô lúa bằng máy sấy chưa được phổ biến rộng rãi và hiệu quả, trung bình khoảng 11,6% số hộ có thuê dịch vụ sấy. Hiện nay, nhu cầu sử dụng loại máy sấy gia đình với qui mô nhỏ khoảng 2 - 4 tấn/mẻ là khá lớn ở cả 3 tỉnh. Máy sấy nhỏ để đáp ứng quy mô gia đình như sấy không tốn công đảo, sấy không gãy gạo khi xay xát,… để giảm chi phí vận chuyển là yêu cầu của nhiều nông hộ.

Tình hình sử dụng máy sấy trong 3 tỉnh thì An Giang có số hộ sử dụng nhiều nhất: 14,63%. Các cơ sở dịch vụ sấy lúa ở An Giang chủ yếu sử dụng loại máy sấy tĩnh vĩ ngang. Nông dân chỉ sấy lúa vào vụ HT là chủ yếu, do ở vụ này mưa bão xảy ra nhiều. Giá thành sấy lúa tính trung bình qua phỏng vấn các hộ nông dân có sấy là 80 - 140 nghìn đồng/tấn tùy nơi dịch vụ và tùy vào thời điểm sấy. Ngoài ra, nông dân còn phải tốn chi phí vận chuyển và bốc vác lúa, trung bình khoảng 40 - 60 nghìn đồng/tấn tùy quãng đường vận chuyển (Nguyễn Văn Minh và ctv., 2003). Theo kết quả điều tra 3

tỉnh năm 2006, nông dân chỉ sấy lúa khi gặp mưa kéo dài vào lúc thu hoạch, giá sấy trung bình 114,30 nghìn đồng/tấn. Trong đó giá sấy ở tỉnh Kiên Giang là cao nhất trong 3 tỉnh được phỏng vấn, do số lượng máy sấy của tỉnh nầy ít mà nhu cầu sấy nhiều vào lúc đông ken nên giá sấy tăng cao hơn. Mặt khác, một số cơ sở dịch vụ sấy không vận hành máy đúng kỹ thuật, máy cũ, sấy nhanh chạy theo lợi nhuận dẫn đến lúa sấy không đạt chất lượng làm giảm lòng tin của nông dân.

So sánh chất lượng lúa sấy với lúa phơi, ghi nhận ở Bảng 9, trung bình có 57,65% hộ cho rằng lúa sấy tốt hơn phơi và nếu sấy đúng kỹ thuật sẽ đạt chất lượng cao hơn so với lúa phơi nắng do lúa sấy được đồng đều và đạt được ẩm độ mong muốn.

Kết luận:

- Nông dân trong vùng điều tra vẫn còn áp dụng phương pháp làm khô lúa bằng phơi nắng truyền thống, nhất là phơi trên sân đất do sự tiện lợi và theo ý nghĩ của nông hộ phơi nắng vẫn rẻ hơn sấy.

- Máy sấy dần dần được sử dụng nhiều đặc biệt trong vụ HT. Tuy nhiên, theo nhận xét của nông dân thì chi phí sấy còn cao và chất lượng lúa sấy chưa được tin tưởng nhiều. Trong tương lai, nông dân có xu hướng sử dụng máy sấy để làm khô lúa.

- Đa số nông dân đang có nhu cầu trang bị máy sấy ở qui mô gia đình hoặc qui mô nhỏ bán dịch vụ nhằm trước mắt giải quyết lượng lúa của gia đình, dòng họ và hàng xóm.

3.2.2.4. Khâu tồn trữ

Việc tồn trữ lúa của nông dân chủ yếu ở qui mô hộ gia đình nhằm mục đích để ăn hoặc làm giống. Một số nông hộ có diện tích lớn, có đủ điều kiện kinh tế đầu tư cho vụ sau nên bảo quản để chờ giá. Có khoảng 14,22% hộ nông dân bảo quản lúa nhằm mục đích chờ giá, đặc biệt qua kết quả phỏng vấn tỉnh Kiên Giang có đến 21,86% bảo quản lúa và tỷ lệ này gấp 2 lần so với tỉnh An Giang và Đồng Tháp (Bảng 10), phần còn lại là sau khi phơi khô nông dân bán ngay vì họ cần tiền để trả ngân hàng, đầu tư cho vụ kế tiếp, con em đi học,… mặc dù họ biết rằng nếu bảo quản thêm một thời gian nữa sẽ bán được giá cao hơn giá hiện tại ngay mùa thu hoạch. Việc bán lúa tươi đã dần trở nên phổ biến hơn, trong số hộ phỏng vấn trung bình có khoảng 17,84% nông hộ bán lúa tươi chủ yếu tập trung ở Kiên Giang với tỉ lệ tương đối cao 43,80% còn 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp tỉ lệ rất thấp.

Bảng 10: Hiện trạng bảo quản 3 tỉnh năm 2006 Đvt: % nông hộ

TT Danh mục An Giang Đồng Tháp Kiên Giang Trung bình

1 Để ăn 55,05 65,04 35,20 51,76 2 Để giống 34,84 24,28 42,94 34,02 3 Mục đích khác (chờ giá...) 10,11 10,68 21,86 14,22 4 Bảo quản trong bao 100,00 100,00 100,00 100,00 5 Bảo quản trong bồ 0,00 0,00 0,00 0,00 6 Giá bảo quản (1.000 đ/tấn) 40,37 33,52 24,15 32,68 7 Bán lúa tươi 8,94 0,79 43,80 17,84

Về phương tiện bảo quản, hiện nay nông dân bảo quản lúa chủ yếu dùng bao PP với sức chứa khoảng 45 - 50 kg/bao. Theo nông dân thì bảo quản bằng bao sẽ dễ dàng hơn trong việc bán lúa và giảm được rủi ro do ảnh hưởng ẩm độ trong quá trình bảo quản.

Bảo quản giống: ở ĐBSCL hiện nay để chuẩn bị giống nông dân tự để giống nhà, hoặc mua của nông dân khác hoặc mua của các cơ sở sản xuất giống như Công ty

CP BVTV An Giang, Viện Lúa ĐBSCL và các cơ sở tư nhân. Có 34,02% nông dân tự để lúa làm giống và bảo quản trong bao là 100%. Theo giải thích của nông dân, việc tự chuẩn bị giống góp phần giảm chi phí giống so với đi mua.

Kết luận: Nông dân ở bảo quản lúa chủ yếu ở qui mô gia đình và theo kinh nghiệm cá nhân phương pháp bảo quản bằng bao PP là phổ biến.

3.2.2.5. Khâu vận chuyển

Thông thường nông dân vận chuyển lúa chủ yếu bằng ghe, xe kéo (xe bò hoặc xe cải tiến) và vác bộ. Thông thường trong vụ ĐX, lúa sau khi tuốt trên đồng được chuyển đến sân phơi trên bờ kênh bằng xe bò hay xe cải tiến. Sau khi phơi khô, lúa hạt được chuyển về nhà để bảo quản bằng ghe hay xe kéo. Trong vụ HT, thông thường lúa được cắt lòi bằng ghe hay xuồng từ đồng, tập trung về sân để tuốt, sau đó lúa hạt được phơi khô và chuyển về nhà bằng ghe.

Bảng 11: Hiện trạng vận chuyển năm 2006 Đvt: % nông hộ

TT Phương tiện vận chuyển An Giang Đồng Tháp Kiên Giang Trung bình

1 Bằng ghe 27,54 50,00 28,83 35,46 2 Bằng máy kéo 36,23 37,30 48,12 40,55 3 Khác (xe bò) 36,23 12,70 29,06 26,00 4 Giá trung bình (1.000 đ/tấn) 43,52 32,31 52,24 42,69

Theo nhận xét của nông dân thì hiện trạng dịch vụ vận chuyển như hiện nay là chấp nhận được. Giá vận chuyển lúa trung bình khoảng từ 42,69 nghìn đồng/tấn, song còn tùy thuộc vào địa bàn, đoạn đường và phương tiện mà giá vận chuyển có thể thay đổi (Bảng 11).

3.2.2.6. Khâu xay xát

Đa số nông dân sau khi thu hoạch, lúa thường được bán hết và chỉ giữ lại một phần để làm lúa giống và lúa ăn cho gia đình đến mùa vụ sau. Qua kết quả phỏng vấn, hiện trạng xay xát ở cấp nông hộ có hai hình thức, trong đó xay để ăn chiếm khoảng 96,44% và với mục đích khác chỉ có 3,56% (Bảng 12).

Bảng 12: Hiện trạng xay xát năm 2006 Đvt: % nông hộ

Danh mục An Giang Đồng Tháp Kiên Giang Trung bình

Lý do xay xát

- Để ăn 100,00 93,50 95,82 96,44

- Khác (để bán,...) 0,00 6,50 4,08 3,56

Loại máy xay xát

- Di động 60,00 100,00 92,90 84,30

- Cố định 46,70 0,00 7,10 17,93

Giá xay xát (1.000 đ/tấn) 176,70 179,20 192,90 182,93

Phương tiện xay xát của họ chủ yếu là các loại máy xay xát di động (84,30%) và máy xay xát cố định (17,93%) với giá trung bình là 182.930 đồng/tấn. Hiện trạng xay xát này phù hợp với nhu cầu nông dân. Một số nơi có các dịch vụ đi kèm như chủ máy đến tận nhà để đem lúa đi xay và chở sản phẩm về tận nhà.

3.2.2.7. Kết luận

- Các hoạt động công nghệ STH ở còn ở qui mô hộ gia đình và đang trong quá trình cơ giới hóa theo hướng giá thành rẻ, dễ áp dụng đặc biệt ở khâu cắt và sấy lúa.

- Nông dân rất cần cơ giới hóa khâu cắt lúa nhưng máy cắt cần phải được cải tiến để có thể phát huy hiệu quả trong trường hợp lúa bị đổ ngã và nền đất yếu. Theo

Một phần của tài liệu cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)