3.5.1. So sánh tổn thất cắt lúa bằng liềm giữa thí nghiệm và phỏng vấn
Theo Bảng 44 và Hình 22 cho thấy kết quả thí nghiệm và phỏng vấn về tổn thất lúa trong khâu cắt gom có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó tổn thất lúa ở kết quả thí nghiệm (1,44% vụ ĐX và 1,82% vụ HT) thấp hơn so với kết quả phỏng vấn (2,14% vụ ĐX và 2,62% vụ HT). Điều này cho thấy ở khâu cắt gom người nông dân không đánh giá đúng mức độ tổn thất vì họ chỉ quan sát một cách chủ quan cho nên họ ướt lượng cao hơn rất nhiều, nhưng thực sự không như họ nghĩ. Ngoài ra, mức độ chính xác này còn tùy thuộc vào trình độ nông dân được phỏng vấn. Trong khi kết quả thí nghiệm dựa vào số hạt rơi rụng lượm được trên một đơn vị diện tích gồm 9 lô, mỗi lô có diện tích (5 x 5 = 25 m2) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên và được thực hiện một cách cẩn thận nên cho kết quả chính xác hơn.
Bảng 44: So sánh tổn thất cắt lúa bằng liềm giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt:
%
Tỉnh Đông Xuân Hè Thu
TN PV TN PV
An Giang 1,14 1,69 1,77 2,40
Kiên Giang 1,70 2,79 1,94 3,16
Đồng Tháp 1,49 1,93 1,74 2,29
Trung bình 1,44 * 2,14 * 1,87 * 2,62 *
1,44 1,87 2,14 2,62 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0
Đông xuân Hè thu
Số tháng %
Thí nghiệm Phỏng vấn
Hình 22: Tỉ lệ tổn thất cắt lúa bằng liềm giữa phỏng vấn và thí nghiệm 3.5.2.So sánh tổn thất vận chuyển giữa thí nghiệm và phỏng vấn
Tỉ lệ tổn thất lúa trong khâu vận chuyển ở kết quả thí nghiệm và kết quả phỏng vấn có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test (Bảng 45 và Hình 23). Trong đó, kết quả thí nghiệm (1,14 % vụ ĐX và 2,10% vụ HT) cao hơn so với kết quả phỏng vấn (0,48 % vụ ĐX và 0,71 % vụ HT). Ở công đoạn này tổn thất được tính bao gồm từ khâu gom lúa lại thành từng đống, ôm lúa đến máy tuốt, đặc biệt vận chuyển lúa lên bờ hoặc về nhà để tuốt trong vụ HT có rất nhiều lúa bị rơi vãi nên nông dân không lường hết tổn thất lúa trong khâu vận chuyển. Trong khi đó, thí nghiệm đã thực hiện việc cân lại lúa từng mẫu để lấy kết quả nên độ chính xác cao hơn.
Bảng 45: So sánh tổn thất vận chuyển giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt:
%
Tỉnh Đông Xuân Hè Thu
TN PV TN PV
An Giang 0,71 0,43 2,26 0,72
Kiên Giang 1,81 0,52 2,20 0,74
Đồng Tháp 0,90 0,48 1,84 0,66
Trung bình 1,14 * 0,48 * 2,10 ** 0,71 **
Ghi chú: *: Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. 2,10 1,14 0,71 0,48 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5
Đông xuân Hè thu
Số tháng
%
Thí nghiệm Phỏng vấn
Hình 23:Tỉ lệ tổn thất vận chuyển giữa thí nghiệm và phỏng vấn 3.5.3. So sánh tổn thất lúa do suốt giữa thí nghiệm và phỏng vấn
Qua kết quả được ghi nhận ở Hình 24 và Bảng 46 cho thấy, kết quả thí nghiệm và kết quả phỏng vấn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó kết
quả thí nghiệm (1,56 % vụ ĐX và 2,57 % vụ HT) thấp hơn so với kết quả phỏng vấn (1,84% vụ ĐX và vụ HT 2,33 %).
Điều này chứng tỏ người nông dân không đánh giá đúng mức độ hao hụt do khâu suốt, họ cho rằng máy suốt hiện nay đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kỹ thuật nên lượng hao hụt không đáng kể. Mặt khác, họ chỉ đánh giá hao hụt qua lượng hạt thu được bởi những người giũ rơm còn thí nghiệm đánh giá qua lượng hạt thu được do giũ rơm, lượng lúa rơi vãi xung quanh máy, lượng bui bui thải ra nên kết quả cao hơn.
Bảng 46: So sánh tổn thất tuốt giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt: %
Tỉnh Đông Xuân Hè Thu
TN PV TN PV
An Giang 1,49 1,32 2,14 2,25
Kiên Giang 1,49 2,15 3,32 2,36
Đồng Tháp 1,69 2,06 2,24 2,37
Trung bình 1,56 * 1,84 * 2,57 * 2,33 *
Ghi chú: *:Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test.
1,56 2,57 1,84 2,33 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0
Đông xuân Hè thu
Số tháng %
Thí nghiệm Phỏng vấn
Hình 24: Tỉ lệ tổn thất tuốt giữa thí nghiệm và phỏng vấn 3.5.4. So sánh tổn thất do làm khô giữa thí nghiệm và phỏng vấn
* So sánh tổn thất do phơi giữa thí nghiệm và phỏng vấn
Qua kết quả được ghi nhận trong Hình 25 và Bảng 47 cho thấy tỉ lệ tổn thất lúa trong khâu phơi giữa kết quả thí nghiệm và kết quả sau khi phỏng vấn nông dân có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo t-Test. Trong đó kết quả thí nghiệm (1,58% vụ ĐX và 1,98% vụ HT) thấp hơn so với kết quả phỏng vấn (2,11% vụ ĐX và 2,52%). Điều này chứng tỏ nông dân đánh giá tổn thất lúa sau khi phơi là bao gồm tổn thất do gà ăn, vịt ăn, chim ăn, rơi vãi,… Điều này chứng tỏ nông dân cho rằng lượng lúa bị hao do chim, gà, vịt ăn phá và rơi vãi nhiều nhưng thực tế không phải vậy.
Bảng 47: So sánh tổn thất phơi giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt: %
Tỉnh Đông Xuân Hè Thu
TN PV TN PV
An Giang 1,96 2,05 1,47 2,74
Kiên Giang 1,37 2,15 2,58 2,30
Trung bình 1,58 ns 2,11 ns 1,98 ns 2,52 ns
Ghi chú: ns:Hai số trung bình cùng hàng không khác biệt qua phép thử t-Test.
1,98 1,58 2,52 2,11 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0
Đông xuân Hè thu
Số tháng %
Thí nghiệm Phỏng vấn
Hình 25: Tỉ lệ tổn thất phơi giữa phỏng vấn và thí nghiệm
* So sánh tổn thất sấy bằng máy vỉ ngang giữa thí nghiệm và phỏng vấn
Qua kết quả được ghi nhận trong Hình 26 và Bảng 48 cho thấy tỉ lệ tổn thất lúa trong khâu sấy bằng máy sấy tĩnh vỉ ngang giữa kết quả thí nghiệm và kết quả sau khi phỏng vấn nông dân có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo t-Test. Trong đó kết quả thí nghiệm (1,39% vụ ĐX và 1,73% vụ HT) thấp hơn so với kết quả phỏng vấn (2,41% vụ ĐX và 3,03%). Điều này chứng tỏ nông dân đánh giá tổn thất lúa không chính xác vì theo họ, lượng lúa hao hụt dính trong lưới cước và rơi vãi là nhiều nhưng họ không để ý đến tỉ lệ của lượng hao đó so với tổng lượng lúa khá lớn trong một mẻ (4 – 8 tấn/mẻ).
Bảng 48: So sánh tổn thất sấy vỉ ngang giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt: %
Tỉnh Đông Xuân Hè Thu
TN PV TN PV
An Giang 1,48 2,14 1,17 2,96
Kiên Giang 1,31 2,36 2,23 2,95
Đồng Tháp 1,39 2,73 1,80 3,18
Trung bình 1,39 * 2,41 * 1,73 * 3,03 *
Ghi chú: *:Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test.
1,39 1,73 2,41 3,03 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0
Đông xuân Hè thu
Số tháng %
Thí nghiệm Phỏng vấn
Hình 26: Tỉ lệ tổn thất sấy giữa phỏng vấn và thí nghiệm 3.5.5. So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà giữa thí nghiệm và phỏng vấn
Không giống như các công đoạn khác, ở công đoạn tồn trữ mà đặc biệt là tồn trữ tại nhà đánh giá của người dân về tổn thất lại thấp hơn so với thí nghiệm. Từ Bảng 49, trong vụ ĐX họ chỉ cho rằng tổn thất 2,35% trong khi thí nghiệm lại lên đến 2,71% (có khác biệt ý nghĩa ở mức 5% theo phép thử t-Test); tương tự ở vụ HT họ cho là tổn thất
Test). Điều nầy cũng có nghĩa là, đối với cảm nhận của người dân thì ở khâu tồn trữ họ không thể nghĩ rằng tồn trữ lại tổn thất cao đến mức như thực tế đã thí nghiệm. Vì lẽ đó, cần phải cho họ thấy rõ lượng tổn thất để họ có thể suy nghĩ sâu hơn về vấn đề nầy, có thể là không trữ lúa nữa hoặc đầu tư tốt hơn cho khâu nầy để hạn chế tổn thất nếu như họ quyết định tồn trữ theo mục đích của họ.
Bảng 49: So sánh tổn thất tồn trữ tại nhà giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt: %
Tỉnh Đông Xuân Hè Thu
TN PV TN PV
An Giang 2,34 2,15 3,71 2,87
Kiên Giang 2,89 2,18 3,25 2,72
Đồng Tháp 2,91 2,72 3,22 2,86
Trung bình 3 tháng 2,71 * 2,35 * 3,39 ** 2,82 **
Ghi chú: *:Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. 3,39 2,27 2,82 2,35 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0
Đông xuân Hè thu
Số tháng %
Thí nghiệm Phỏng vấn
Hình 27: Tỉ lệ tổn thất tồn trữ tại nhà giữa thí nghiệm và phỏng vấn 3.5.6. So sánh tổn thất máy xay di động giữa thí nghiệm và phỏng vấn
Vẫn với cách nhìn nhận chủ quan và ước chừng chưa được chính xác của người dân họ vẫn đánh giá tổn thất trong việc xay lúa bằng máy xay di động cao hơn so với thí nghiệm. Theo họ, tổn thất lên đến 3,54% trong khi thí nghiệm chỉ 2,83% (vụ ĐX), còn vụ HT thì chỉ số nầy tuần tự là 4,09% so với 2,63% (Bảng 50).
Bảng 50: So sánh tổn thất máy xay di động giữa thí nghiệm và phỏng vấn Đvt: %
Tỉnh Đông Xuân Hè Thu
TN PV TN PV
An Giang 2,88 3,74 2,12 4,08
Kiên Giang 3,05 3,74 2,69 4,16
Đồng Tháp 2,85 3,13 3,07 4,04
Trung bình 2,83 ** 3,54 ** 2,63 * 4,09 *
Ghi chú: *: Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Qua các kết quả thí nghiệm và điều tra về tình hình tổn thất lúa STH ở 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp được trình bày ở Bảng 42 cho thấy rằng tổng tổn thất STH của biện pháp truyền thống (10,56% vụ ĐX và 15,07% vụ HT) cao hơn so với biện pháp cải tiến (9,65% vụ ĐX và 12,85% vụ HT) nhưng cả hai đều thấp hơn kết quả phỏng vấn (12,46% vụ ĐX và 15,09% vụ HT). Trong đó, kết quả thí nghiệm cho thấy ở công đoạn tồn trữ cho tỉ lệ tổn thất cao nhất (2,71%), thấp nhất là công đoạn vận chuyển (1,14%); kết quả phỏng vấn cũng ghi nhận công đoạn xay xát cho lượng tổn thất lúa cao
nhất (3,54%) và thấp nhất ở công đoạn vận chuyển (0,71%). Với kết quả đạt được chứng minh nông dân chưa đánh giá đầy đủ mức độ tổn thất STH lúa. Họ chỉ đánh giá mức độ tổn thất lúa một cách chủ quan, chỉ ở một phần các nguyên nhân gây tổn thất nên cho kết quả chênh lệch so với thí nghiệm.
2,83 2,63 3,54 4,09 0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0
Đông xuân Hè thu
Số tháng %
Thí nghiệm Phỏng vấn
Hình 28: Tỉ lệ tổn thất xay di động giữa phỏng vấn và thí nghiệm
Bên cạnh đó, họ chỉ chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất lúa mà không quan tâm đến tình trạng thất thoát lúa sau thu hoạch. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm đáng kể sản lượng lúa hàng năm, gây thiệt hại rất lớn về tài chính. Do vậy, cần có những biện pháp cụ thể tác động đến nhận thức của nông dân về tình trạng tổn thất sau thu hoạch lúa. Việc đẩy mạnh công tác khuyến nông đến từng người dân và đưa cơ giới hóa vào sản xuất là việc cần làm ngay.
Bảng51: Tổng tổn thất các công đoạn sau thu hoạch giữa thí nghiệm và phỏng vấn
Đvt: %
Công đoạn
Đông Xuân Hè Thu
Truyền thống Cải tiến Phỏng vấn Truyền thống Cải tiến Phỏng vấn Cắt gom 1,44 1,40 2,14 1,87 1,60 2,62 Vận chuyển 1,14 0,99 0,48 2,10 1,73 0,71 Suốt 1,56 1,49 1,84 2,57 2,37 2,33
Phơi hoặc sấy 1,42 1,29 2,11 2,14 1,84 2,52
Xay xát 2,29 1,90 3,54 3,00 2,10 4,09
Tồn trữ 3 tháng 2,71 2,58 2,35 3,39 3,21 2,82
Tổng 10,56 9,65 12,46 15,07 12,85 15,09
3.6. CẢI TIẾN CÁC CÔNG ĐOẠN SAU THU HOẠCH ĐỂ GIẢM TỔN THẤT
Giảm tổn thất STH lúa là việc làm cần thiết góp phần làm giảm thiệt hại to lớn về tài chính. Tùy điều kiện cụ thể ở từng địa phương mà có biện pháp phù hợp, bằng cách đẩy mạnh áp dụng công nghệ STH, sản xuất phải gắn với chế biến, bảo quản và tiêu thụ.
Cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người, mọi tầng lớp xã hội nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ STH. Từ đó, huy động được ngày càng nhiều nguồn lực xã hội phục vụ công tác này. Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Để đạt được hiệu quả trong việc giảm tổn thất STH cần phải có những giải pháp tổng thể, đồng bộ như sau.
3.6.1. Cải tiến trong khâu cắt gom
Qua khảo sát thực tế điều kiện hiện nay của ĐBSCL máy gặt xếp dãy là phù hợp nhất để thay thế cho cắt lúa bằng tay.
Đồng thời, qua phân tích về hiệu quả kinh tế cũng như ưu khuyết điểm giữa máy gặt xếp dãy và cắt lúa bằng tay dưới đây chúng tôi nhận thấy rằng, cần thiết phải đưa máy gặt xếp dãy vào quá trình thu hoạch để thay thế cắt lúa thủ công bằng tay.
3.6.1.1. So sánh hiệu quả giữa máy gặt xếp dãy và cắt tay bằng liềm
* Ưu điểm máy gặt xếp dãy
- Hiệu quả làm việc cao: Một máy cắt xếp dãy có thể thay thế cho 20 nhân công (theo như các thông số mà các nhà chế tạo máy đưa ra). Nhưng trong thực tế, tại cánh đồng của xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và một số điểm trình diễn khác trong tinh An Giang, Đồng Tháp một máy có thể cắt 3 đến 3,5 ha/ngày với lượng nhân công là 8 người kể cả người điều khiển và nhân công gom, đồng thời cắt những phần lúa đổ ngã mà máy không cắt được (phần này chỉ chiếm số ít). Trong khi đó, một người nhân công cắt và gom bằng tay giỏi thì một ngày cũng chỉ giải quyết được một công (1.300 m2), như vậy tính cho 8 người thì cũng chỉ cắt gom trọn vẹn được 1,4 ha/ngày. So sánh hiệu suất làm việc giữa máy xếp dãy và cắt bằng tay ta thấy, máy làm nhanh gấp gần 2,5 lần so với cắt tay, mặc dù con số này không phù hợp như các nhà chế tạo máy cắt xếp dãy đã đưa ra, là bởi vì họ chỉ tính trên hiệu quả làm việc ở khâu cắt còn trên thực tế, tại đồng ruộng nếu chỉ cắt không thì chưa giải quyết được gì mà cần phải qua công đoạn gom (là công đoạn khá quan trọng và cũng là công đoạn mà máy cắt cũng có phần gây khó khăn hơn so với cắt tay, cụ thể hơn sẽ được phân tích kỹ ở phần hạn chế của máy) thì công đoạn suốt mới thực hiện được. Mặc dù vậy, hiệu suất làm việc cao hơn gần 2,5 lần so với cắt tay cũng đủ để nói lên được tính quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến người trồng lúa. Sở dĩ quan trọng là bởi vì cắt bằng máy sẽ rút ngắn được thời gian thu hoạch làm cho người chủ ruộng đỡ phải vất vả phải nhiều ngày trên đồng; có thể làm những công việc khác giúp ích cho gia đình làm tăng nguồn thu nhập kinh tế; giải quyết được nạn thiếu hụt nhân công trong giai đoạn mùa vụ đông ken, tránh được vấn đề kèo nài ép giá, tăng giá thành sản xuất; thu hoạch kịp thời và nhanh gọn còn bảo đảm được tính thời vụ; quan trọng nhất là đảm bảo được phẩm chất của hạt lúa mà đây là yêu cầu rất cần thiết cho hạt lúa chất lượng cao, để đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu và có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới.
- Chi phí thấp: Bên cạnh ưu thế về hiệu quả làm việc, máy cắt xếp dãy còn giúp cho người nông dân giảm bớt được chi phí trong quá trình thu hoạch. Cụ thể ở vụ ĐX, Chi phí cho một hecta lúa cắt máy ở công đoạn cắt gom chỉ tốn 538.460 đồng, trong khi cắt gom bằng tay phải chi đến 615.390 đồng/ha. Như vậy, nếu cắt bằng máy thì chi phí