So sánh tổn thất vận chuyển

Một phần của tài liệu cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất (Trang 58 - 59)

* Theo phương tiện: bằng liềm (truyền thống) với máy cắt xếp dãy (cải tiến)

Trong 2 phương pháp thí nghiệm truyền thống (cắt tay) và cải tiến (cắt máy), khi vận chuyển dùng các phương tiện vận chuyển gần giống nhau nên chênh lệch tổn thất chủ yếu là do cự ly vận chuyển. Chẳng hạn như vụ ĐX đất khô máy suốt có thể vào tận ruộng nên việc chuyển lúa bông đến nơi tập trung tuốt (chất thành ngố) gần, có thể ôm vác nên ít hao hụt. Trong khi đó, vụ HT do nước ngập ruộng nên lúa bông cần được gom tập trung lên bờ đê hoặc chuyển đến tận nhà (khoảng cách có khi trên 5 km) và phải qua các công đoạn xốc vác lên xuống các phương tiện vận chuyển làm cho rơi vãi dẫn đến hao hụt nhiều hơn. Theo Bảng 23 cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 phương pháp vận chuyển truyền thống và phương pháp cải tiến đưa đi suốt chính vì lý do nầy.

Bảng 23: So sánh tổn thất vận chuyển theo phương tiện Đvt: %

Tỉnh Đông Xuân Hè Thu

Truyền thống Cải tiến Truyền thống Cải tiến

An Giang 0,71 ns 0,63 ns 2,26 ns 1,86 ns

Kiên Giang 1,81 ns 1,50 ns 2,20 ns 1,51 ns

Đồng Tháp 0,90 ns 0,84 ns 1,84 ns 1,81 ns

Trung bình 1,14 ns 0,99 ns 2,10 ns 1,73 ns

Ghi chú: ns:Hai số trung bình cùng hàng không khác biệt qua phép thử t-Test.

1,44 2,1 1,73 0,99 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

Đông Xuân Hè thu

Vụ %

Truyền thống Cải tiến

Hình 12: Tỉ lệ tổn thất vận chuyển giữa 2 phương pháp truyền thống và cải tiến

* Theo vụ mùa: Đông Xuân và Hè Thu

Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa về tổn thất vận chuyển đến nơi suốt của 2 phương pháp truyền thống và cải tiến giữa vụ ĐX và HT (Bảng 24).

Bảng 24: So sánh tổn thất vận chuyển theo vụ mùa Đvt:

%

Tỉnh Truyền thống

Cải tiến

Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu

An Giang 0,71 ** 2,26 ** 0,63 ** 1,86 **

Kiên Giang 1,81 * 2,20 * 1,50 ns 1,51 ns

Đồng Tháp 0,90 * 1,84 * 0,84 ** 1,81 **

Trung bình 1,14 * 2,10 * 0,99 * 1,73 *

Ghi chú: *: Hai số trung bình cùng hàng có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử t-Test. **: khác

Trung bình tổn thất vận chuyển vụ ĐX xấp xỉ bằng 1/2 vụ HT cho cả hai phương pháp, trong đó trung bình tổn thất vận chuyển truyền thống ĐX là 1,14% so với HT 2,10% và vận chuyển cải tiến ĐX 0,99% so với HT 1,73%. Sự chênh lệch nầy dễ dàng giải thích vì cự ly vận chuyển vụ HT xa hơn rất nhiều so với vụ ĐX như đã nói ở trên.

1,44 0,99 2,1 1,73 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5

Truyền thống Cải tiến

Phương pháp

% Đông

Xuân Hè Thu

Hình 13: Tỉ lệ tổn thất vận chuyển giữa vụ ĐX với HT

Ngoài ra, đối với từng tỉnh do đặc điểm riêng của ruộng thí nghiệm mà có sai khác nhau rất nhiều. Tại tỉnh An Giang, điểm thí nghiệm trên ruộng hộ nông dân thuộc xã Vĩnh An, huyện Châu Thành, vụ ĐX cắt và tuốt lúa tại ruộng, cự ly vận chuyển quá gần nên hao hụt vận chuyển (0,71% đối với truyền thống và 0,63% đối với cải tiến) ít hơn 1/3 so với vụ HT (2,26% đối với truyền thống và 1,86% đối với cải tiến) thực hiện trên ruộng thí nghiệm tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú phải chở bằng cộ bò hao hụt nhiều vì đường vận chuyển xa trên 3 km. Tương tự, tại tỉnh Đồng Tháp, điểm thí nghiệm ở Nông trường Động Cát có sự chênh lệch thấp hơn. Sự chênh lệch của vụ ĐX (0,90% đối với truyền thống và 0,84% đối với cải tiến) chỉ bằng 1/2 so với vụ HT (1,84% đối với truyền thống và 1,81% đối với cải tiến). Trong khi đó, tại tỉnh Kiên Giang hai điểm thí nghiệm đều phải vận chuyển về nhà cho nên sự chênh lệch không lớn lắm trong biện pháp vận chuyển truyền thống (1,81% đối với vụ ĐX và 2,20% đối với vụ HT) và trong biện pháp cải tiến sự khác biệt nầy (1,50% vụ ĐX so với 1,51% vụ HT) không ý nghĩa ở mức 0,5% theo t-Test.

Một phần của tài liệu cải tiến các công đoạn sau thu hoạch lúa truyền thống để giảm tổn thất (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)