giám sát Quốc hội đối với Tòa án nhân dân
Quyền giám sát của Quốc hội đối với TAND, là một bộ phận của quyền giám sát tối cao, có Quốc hội chặt chẽ với việc thực hiện các chức năng khác của Quốc hội. Thực hiện quyền này, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội chính sách điều kiện điều tra, thu thập thông tin làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là những văn bản liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động của TAND, góp phần tích cực vào công cuộc cải cách tư pháp. Thực hiện quyền này cũng là cơ sở để chấn chỉnh hoạt động thực hiện pháp luật của TAND, truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với mọi cán bộ công chức vi phạm pháp luật trong cơ quan này, nhất là đối với thẩm phán, kiểm sát viên là những người có chức danh tư pháp trực tiếp
thực hành quyền công tố và xét xử. Ở mức độ cao nhất, Quốc hội có thể hủy bỏ văn bản hướng dẫn của TANDTC, bỏ phiếu tín nhiệm, bãi nhiệm đối với Chánh án TANDTC. Đây là những vấn đề hệ trọng liên quan đến việc sửa đổi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng trong lĩnh vực tư pháp, liên quan đến công tác cán bộ của Đảng, liên quan đến thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức phó Chánh án TANDTC, thẩm phán TANDTC. Vì vậy, Đảng cần có sự lãnh đạo chặt chẽ trong việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với TAND. Muốn vậy, Đảng phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, kiện toàn về hệ thống tổ chức. Từng bước sắp xếp tổ chức, bộ máy, biên chế cơ qua Đảng, Nhà nước. Mặt trận và các đoàn thể nhân dân: Bổ sung và quy định cụ thể hợp lý hơn chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và lề lối làm việc của mỗi tổ chức. Tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp.
KẾT LUẬN
Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND là một hoạt động thực thi quyền giám sát tối cao của Quốc hội, mang tính chất quyền lực nhà nước cao nhất là một trong những phương pháp thực thi quyền lực tối cao, đồng thời cũng là biện pháp để đảm bảo nâng cao pháp chế XHCN. Thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND thì việc thực thi luật ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước và tổ chức được bảo vệ, công bằng xã hội trở thành hiện thực. Bản án, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, văn bản dưới luật của TAND được thi hành ngay.
Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND với tính cách là một trong những biện pháp đảm bảo thực thi quyền lực Nhà nước theo dõi, giám sát một cách chủ động, thường xuyên, liên tục đối với hoạt động của cơ quan Tòa án, Chánh án TANDTC, việc thực thi luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Đồng thời, sẵn sàng tác động để buộc và hướng các hoạt động xét xử của TAND đi theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động xét xử và các văn bản có liên quan, nhằm tổ chức thi hành một cách có hiệu quả. Với ý nghĩa như vậy, việc giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động xét xử, góp phần đẩy lùi những bất cập, tồn tại trong hoạt động xét xử, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử củaĐTAN, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan tòa án nói riêng và đối với bộ máy nhà nước nói chung. Trên cơ sở đó xây dựng bộ máy nhà nước thực sự
trong sạch, vững mạnh, tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Để làm được điều này, đòi hỏi hiệu quả hoạt động của Nhà nước nói chung và của Quốc hội nói riêng trong đó có hoạt động xét xử của TAND phải được nâng cao. Trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước đã ban hành những chủ trương chính sách lớn và nhiều văn bản pháp luật liên quan đến Quốc hội, và cơ quan Tòa án (Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11, Luật luật sư năm 2006…). Đặc biệt là Nghị quyết số 49- NQ/TƯ ngày 02/6/05 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được ban hành gần đây khẳng định [9].
Hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân với cơ quan tư pháp, đổi mới, nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp tại kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân dân nên có nghị quyết riêng về hoạt động tư pháp sau khi nghe báo cáo và trả lời chất vấn.
Tăng cường và nâng cao hiệu lực giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tư pháp, đặc biệt là lãnh đạo các cơ quan tư pháp. Thành lập Ủy ban tư pháp của Quốc hội để giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động tư pháp, trọng tâm là việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử.
Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả công tác giám sát, tác giả đã mạnh dạn nghiên cứu và bước đầu đã ra một số quan niệm về giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND và đưa ra một số giải pháp bước đầu nhằm đảm bảo hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND, từ đó góp phần đảm bảo thực hiện quyền lực nhà nước trong giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND có hiệu quả và thống nhất.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và được giới hạn trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ luật học. Những vấn đề tác giả nêu trong luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình.