Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 61 - 68)

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song nhìn chung công tác giám sát của Quốc hội và ủy ban pháp luật Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND vẫn còn những hạn chế và tồn tại:

- Một là, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát chưa hoàn

thiện, thiếu cụ thể.

Ví dụ việc thu thập chứng cứ trong các giai đoạn giám sát chưa có những quy định pháp lý cụ thể. Điều đó dẫn đến trong khi thực thi nhiệm vụ của mình đoàn giám sát tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ. Vậy vấn đề đặt ra là tài liệu như nào là chứng cứ, những tài liệu nào không được coi là chứng cứ, đó là một vấn đề gây khó khăn cho việc thực hiện công tác giám sát.

Phạm vi giám sát trong hoạt động xét xử thì quá rộng điều đó dẫn đến có những việc quan điểm của đoàn giám sát và cơ quan Tòa án có khác nhau, giả dụ khi giám sát một vụ án thì việc giám sát về đánh giá chứng cứ là hay có những quan điểm khác nhau giữa đoàn giám sát và Tòa án.

- Hai là, một số đại biểu Quốc hội trình độ và năng lực giám sát còn hạn chế

Theo quy định tại Điều 4 Luật tổ chức Quốc hội năm 2001: Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được đảm bảo bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.

Như vậy, có thể thấy rằng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và đối với hoạt động xét xử của Tòa án nói riêng, trước hết phụ thuộc vào hoạt động giám sát của các đại biểu Quốc hội. Trong lĩnh vực giám sát, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội lại càng nặng nề vì đó là việc phải xem xét và quyết định những vấn đề đã và sẽ xảy ra trong thực tế đời sống xã hội chứ không còn nằm trên văn bản như các luật của nhà nước. Để đảm đương được công tác giám sát này người đại biểu Quốc hội cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Người đại biểu Quốc hội cần có những điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo cho hoạt động của mình để tiến hành; thông tin, thời gian, cơ sở vật chất.

- Người đại biểu phải có năng lực làm công tác giám sát tức là ít nhất cá nhân phải có trình độ pháp lý nhất định, phải hiểu biết sâu sắc về Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội đã ban hành, vì đó là công cụ, là chuẩn mực đối chiếu với hoạt động thực tế. Không có công cụ này thì đại biểu Quốc hội không thể nhận xét và quyết định thế nào là đúng, là sai, và người đại biểu phải am hiểu một cách sâu sắc thực tiễn ở những vấn đề giám sát.

- Người đại biểu Quốc hội phải có thời gian cho công tác giám sát, thực tế thấy rằng, do phần lớn các đại biểu Quốc hội làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên đại biểu Quốc hội có rất ít thời gian để làm nhiệm vụ nói chung và nhiệm vụ giám sát nói riêng. Trong công tác giám sát đòi hỏi phải có nhiều thời gian và tập trung thời gian là cần thiết. Do chế độ hoạt động kiêm nhiệm nên phần lớn các đại biểu đã hưởng lương theo công việc của mình ngoài ra còn nhận thêm phụ cấp đại biểu ít ỏi. Việc cung cấp thông tin, và các phương tiện vật chất cần thiết để đảm bảo cho đại biểu hoạt động được tốt cũng bị hạn chế. Thể hiện rõ nhất là trong các kỳ họp Quốc hội, tài liệu báo cáo gửi cho các đại biểu thường chậm, quá sát với thời gian họp và thảo luận về vấn đề đó. Khi ở địa phương không phải nơi nào cũng có đủ trụ sở

cho Đoàn đại biểu Quốc hội làm việc, làm nhiệm vụ tiếp dân và tiếp xúc với cử tri. Muốn giám sát phải có phương tiện giao thông, thông tin cần thiết, cơ sở vật chất mới làm việc được.

- Một nguyên nhân đáng chú ý đó là nhận thức chưa đúng về hoạt động giám sát của Quốc hội. Về vấn để này, Chủ nhiệm UBPLQH Vũ Đức Khiển cho rằng, phải phân biệt rõ ràng giữa hoạt động giám sát và khảo sát "Nhiều đồng chí còn lẫn lộn giữa hai khái niệm này - Ông Khiển lưu ý - giám sát là theo dõi kiểm tra việc thực hiện, còn khảo sát là đi nắm tình hình, thu thập thông tin" [6].

Ngoài ra, còn một vấn đề tồn tại đó là tâm lý nể nang, né tránh ngại va chạm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn và giải quyết các kiến nghị của cử tri chậm được khắc phục. Đồng thời, vai trò, trách nhiệm và tính chủ động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong hoạt động giám sát chưa cao.

Vì vậy, hiệu quả giám sát của đại biểu Quốc hội có bị hạn chế một phần là do ý thức trách nhiệm của đại biểu nhưng nguyên nhân chính là nhà nước đã không quan tâm một cách đúng mức và hợp lý đến những điều kiện cần và đủ để đại biểu hoạt động tốt, thực hiện quyền hạn của mình nhất là trong hoạt động giám sát.

- Ba là, các điều kiện vật chất, kinh phí phục vụ cho hoạt động giám sát còn thiếu.

Muốn thực hiện được quyền giám sát tối cao, Quốc hội phải tiến hành các hoạt động xem xét, theo dõi, đi kiểm tra thực tế… để làm được việc đó Quốc hội phải có những điều kiện cơ bản:

Để tiến hành được các hoạt động công việc giám sát có hiệu quả các cơ quan của Quốc hội cần có trụ sở làm việc, phương tiện giao thông và thông tin, có thư viện và bộ phận lưu trữ về các tài liệu giám sát của Quốc hội, trước

hết là văn bản pháp quy của các cơ quan chịu sự giám sát của Quốc hội. Cũng như nguồn tài chính và những cộng sự có chuyên môn cần thiết, cho đến nay những điều kiện vật chất đó vẫn chưa được đáp ứng một cách đầy đủ. nhất về mặt thông tin, tư liệu và việc xử lý các thông tin đó.

Hệ thống pháp luật của nhà nước ta chưa được hoàn thiện và tình hình kinh tế - xã hội lại luôn luôn biến động đòi hỏi phải có luật và sự sửa đổi bổ sung luật kịp thời.

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật thì trước hết phải có Hiến pháp và một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, hay nói một cách khác, phải có căn cứ vững chắc để nhận xét, đánh giá một văn bản pháp quy nào đó đúng hoặc sai để kết luận một vụ việc nào đó là đúng hay sai đều phải dựa vào căn cứ pháp luật.

Trong khi đó, mặc dù công tác làm luật của nước ta đã được tăng cường và đẩy mạnh nhưng còn nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội chưa có luật điều chỉnh như Luật hành chính, Luật kinh tế.., vậy trong những trường hợp chưa có luật điều chỉnh hoạt động giám sát của Quốc hội sẽ được thực hiện như thế nào? thực sự đấy là một khó khăn của công tác giám sát của Quốc hội.

Mặt khác, nước ta đang trong thời kỳ đổi mới chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế mới. Nhiều quy định luật trước đây không còn phù hợp, nhưng vẫn chưa được sửa đổi. Do vậy trong những trường hợp này, nhận xét, đánh giá là khó khăn trong hoạt động giám sát của Quốc hội.

- Bốn là, cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội còn nhiều bất cập chưa

đáp ứng yêu cầu hoạt động giám sát.

Quốc hội có chức năng giám sát tính hợp hiến hợp pháp của tất cả các văn bản pháp quy do cơ quan nhà nước ban hành và giám sát tính hợp pháp hợp lý trong hoạt động của cơ quan nhà nước ban hành… như vậy, chúng ta

thấy đối tượng giám sát của Quốc hội là rất rộng, nội dung mà Quốc hội cần giám sát cũng rất đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực đời sống…

Giám sát tính hợp hiến của các văn bản pháp quy do TANDTC ban hành. Trong tình hình hiện nay, số lượng các văn bản đó rất lớn nhưng cho đến nay Quốc hội chưa có một cơ quan chuyên trách nào đảm đương nhiệm vụ xem xét tính hợp hiến, hợp phấp của các văn bản dưới luật và các văn bản pháp quy khác do Chánh án TANDTC ban hành.

Về mặt giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động thực tiễn của TANDTC, những cơ quan này có chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn hoạt động rất rộng lớn. Với một tổ chức số người lại ít mà lại không chuyên trách như UBPLQH thì làm thế nào mà giám sát được vậy trên thực tế hoạt động giám sát của Quốc hội và UBPLQH đối với hoạt động xét xử của TANDTC chủ yếu dựa vào nghe báo cáo là chính.

- Công tác giám sát việc ban hành văn bản dưới luật còn yếu. - Việc giám sát theo kiểu dàn trải, rộng thì không đạt hiệu quả.

- Công tác nghiên cứu, phân loại, xử lý đơn thư để giám sát hoặc chuyển đến cơ quan hữu quan, đôn đốc và theo dõi việc giải quyết các đơn thư đó còn tồn tại yếu kém và nguyên nhân các tồn tại yếu kém là hoạt động của các cơ quan tư pháp. Ngoài ra, qua hoạt động giám sát của UBPLQH cũng đã đề xuất được các giải pháp cụ thể để Quốc hội, UBTVQH, TANDTC… theo chức năng, nhiệm vụ của mình có những hành động cụ thể góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TAND… do đó có nhiều thông tin phong phú, có tính phản biện cao, không phụ thuộc vào những đánh giá, báo cáo của các cơ quan trình báo cáo chính vì vậy nên nhiều đại biểu Quốc hội còn sử dụng báo cáo thẩm tra của UBPLQH để tiến hành thảm vấn đối với thành viên của Chính phủ, Chánh án TANDTC… trong nhiều phiên họp thẩm tra, UBPLQH đã yêu cầu Chánh án TANDTC... báo cáo bổ sung hoặc đưa vào phụ lục báo cáo

những số liệu cần thiết để đại biểu nắm đầy đủ hơn thực trạng hoạt động của ngành trong năm. Yêu cầu của UBPLQH thường được đáp ứng đầy đủ.

UBPLQH đã kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện công tác nghiên cứu tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và có các giải pháp quản lý công tác tốt hơn để báo cáo thống nhất và chính xác với Quốc hội về tình hình này, nhằm thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và các vi phạm pháp luật. Mặt khác, qua hoạt động của UBPLQH có nhiều hạn chế và chưa tìm được giải pháp hữu hiệu trong công tác này. Trong nhiều trường hợp mới chỉ dừng lại ở việc chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết mà chưa thường xuyên đôn đốc, yêu cầu thông báo kết quả.

Thực tế cho thấy, chỉ một số ít nơi tổ chức tiếp xúc cử tri tương đối tốt còn phần lớn vẫn mang tính hình thức. Quan sát các cuộc tiếp xúc cử tri thì đến đâu cũng thấy triệu tập lãnh đạo địa phương, thấy ông Bí thư, Chủ tịch xã, ông đại diện Mặt trận Tổ quốc, đại diện tổ chức đoàn thể nên người dân vẫn gọi họ là đại cử tri. Còn những người thực sự tâm huyết có những suy nghĩ về những vấn đề bức xúc đang đặt ra với người dân, hoặc những người thấy có vấn đề gì đó nổi cộm muốn trình bầy có khi lại không được đến dự.

Trong gần một nhiệm kỳ qua, việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn không được tiến hành với bất kỳ ai? Trong khi đó, Luật tổ chức Quốc hội đã có hiệu lực năm năm, đây là một chế định hợp ý Đảng, lòng dân, nhưng vì sao Quốc hội cứ bó tay như vậy? Theo Luật tổ chức Quốc hội, "việc xem xét, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chỉ được tiến hành khi có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội …" [21]. Vấn đề đặt ra như trên thì theo tác giả sẽ thiếu tính khả thi. Mặt khác, người nào đi vận động cho đủ tỷ lệ 20% nếu không khéo thì lại làm sai luật.

Việc thực hiện công tác giám sát đối với hoạt động xét xử của TANDTC chưa làm được nhiều và chưa bao quát hết các lĩnh vực, các giai đoạn tố tụng.

Việc giám sát mới chỉ dừng lại ở việc nghe cơ quan địa phương báo cáo và sau khi giám sát cũng chỉ mới đưa ra được những đánh giá, kiến nghị mà chưa theo dõi, đôn đốc thực hiện kiến nghị đó.

Chưa thu hút được nhiều thành viên Ủy ban tham gia hoạt động giám sát: việc đôn đốc các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện những kiến nghị của đoàn giám sát chưa được thường xuyên.

Việc đầu tư, tăng cường cho các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có bộ phận chuyên trách, chuyên sâu chưa được quan tâm đúng mức.

Điều đáng chú ý là thông qua các cuộc giám sát đối với những vụ án cụ thể, ủy ban pháp luật đã có phát hiện kịp thời để kiến nghị với UBTVQH và các cơ quan hữu quan ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung một số quy định quan trọng và cấp thiết. Thông qua việc thẩm tra các báo cáo hoạt động của UBPLQH, đã có nhiều kiến nghị để các cơ quan này chấn chỉnh kịp thời và khắc phục có hiệu quả tình trạng oan sai trong việc bắt, giam, giữ, khám xét... Trên thực tế, về các lĩnh vực này trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ rõ rệt.

Những tồn tại nguyên nhân nói trên do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân về mặt tổ chức, nhưng chủ yếu là do quy định của pháp luật về giám sát vẫn chưa cụ thể nhất là nội dung giám sát và hậu quả pháp lý của cuộc giám sát để làm căn cứ pháp luật cho UBPLQH hoạt động giám sát có hiệu quả hơn.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 61 - 68)