Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân t ối cao

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 57 - 59)

chuyển đến Bộ Công an 8, nhận trả lời 2: chuyển đến Thanh tra nhà nước 2, nhận trả lời 1: chuyển đến TAND địa phương 9, nhận trả lời 2, chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân địa phương 19, nhận trả lời 8, chuyển đến công an địa phương 4, nhận trả lời 2… [37, tr. 7].

2.2.1.6. Giám sát văn bn quy phm pháp lut ca Tòa án nhân dân ti cao ti cao

Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội và Luật giám sát hoạt động của Quốc hội năm 2003 thì Quốc hội, UBTVQH, UBPLQH tùy theo chức năng nhiệm vụ mà giám sát hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của TANDTC.

Giám sát việc ban hành các văn bản của TAND là nhiệu vụ nặng nề mà trong năm 2003, 2004, 2005; trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI, UBPLQH thực hiện được rất ít và trên thực tế Ủy ban cũng không có điều kiện thực hiện. Bởi đa số các đại biểu hoạt động chuyên trách của Ủy ban quá ít, số lượng các dự án mà UBPLQH phải thẩm tra tương đối lớn. Trong khi đó mỗi năm TANDTC ban hành hàng trăm văn bản hướng dẫn thi hành luật, cũng như văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc thẩm quyền của mình. Vì vậy, nhiệm vụ giám sát văn bản khó có thể đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trong năm 2004 UBPLQH đã tổ chức phiên họp thẩm tra báo cáo về tình hình ban hành

văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự năm 1999 và đã báo cáo trình UBTVQH.

Năm 2005 theo sự phân công của UBTVQH, Thường trực UBPLQH đã chỉ đạo tập hợp, tổng hợp các báo cáo của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của TANDTC từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến ngày 30/6/2005 xây dựng Báo cáo ý kiến chung về tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật trình UBTVQH.

Qua việc giám sát việc ban hành văn bản của TANDTC cho thấy UBPLQH chỉ thẩm tra, tổng hợp, tập hợp các báo cáo về tình hình ban hành văn bản trên cơ sở đó nắm tình hình ban hành văn bản dưới luật, pháp lệnh mà chưa có điều kiện thời gian nghiên cứu, xem xét tính hợp hiến, hợp pháp về tính kịp thời của các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Tuy nhiên thông qua công tác thẩm tra, tổng hợp, tập hợp của UBPLQH đã kịp thời đôn đốc các cơ quan nghiêm túc thực hiện nghị quyết của Quốc hội yêu cầu ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật …

Các hoạt động giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh của ủy ban pháp luật còn nhiều hạn chế. Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 thì UBPLQH có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

Giám sát văn bản quy phạm pháp luật của TANDTC, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Nhưng trong thực tế ủy ban pháp luật chỉ thẩm tra, tổng hợp, tập hợp các báo cáo các văn bản. Trong điều kiện hầu hết các thành viên UBPLQH đều hoạt động kiêm nhiệm thì khối lượng công việc mà UBPLQH đã tiến hành chưa bảo đảm đầy đủ

chức năng tham mưu, giúp việc cho Quốc hội, UBTVQH về giám sát việc ban hành văn bản dưới luật để xử lý những trường hợp chậm ban hành hoặc ban hành những văn bản có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật, pháp lệnh. Thực tiễn cho thấy rằng, đây là công việc hết sức quan trọng và trong lĩnh vực này đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc. Chỉ khi nào Quốc hội quan tâm đúng mức đến việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật thì lúc đó luật mới đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 57 - 59)