Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 59 - 61)

Trong thời gian gần đây, nhất là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI, các đại biểu Quốc hội đã tích cực sử dụng quyền chất vấn như một công cụ giám sát với hiệu lực, hiệu quả cao. Hoạt động này không những thể hiện việc mở rộng dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội mà chất vấn và trả lời chất vấn còn góp phần làm cho hoạt động giám sát Quốc hội trở nên sôi động tại các kỳ họp Quốc hội, đáp ứng sự quan tâm của cử tri cả nước. Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đã xác định rõ trách nhiệm đối với công tác giám sát, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính. Do đó, tuy chưa đáp ứng được yêu cầu, nhưng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đã thực hiện nhiều cuộc giám sát có kết quả đáng ghi nhận. Nhiều đồng chí trong Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đã cố gắng bố trí thời gian tham gia vào hoạt động này. Thông qua những hoạt động giám sát, Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội có thêm những căn cứ thực tiễn phục vụ cho việc xem xét, thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh nhất là thẩm tra báo cáo của TANDTC: Thông qua đó Quốc hội và UBTVQH có kế hoạch, phương án giám sát các vấn đề cần thiết.

Việc tổ chức các đoàn giám sát của UBPLQH hoặc theo ý kiến của UBTVQH đối với hoạt động xét xử của TAND từ năm 2003 đến nay tuy

không nhiều nhưng đã đạt được những kết quả tích cực. Trong quá trình giám sát đối với một số vụ án, trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tại chỗ các tài liệu và các tình tiết liên quan đến vụ án, Ủy ban đã có những đánh giá đứng đắn, toàn diện, đồng thời đề xuất, kiến nghị được những giải pháp hữu hiệu góp phần đảm bảo để hoạt động xét xử của TAND tuân thủ quy định của pháp luật, được các cơ hữu quan đồng tình ủng hộ và phù hợp với lòng dân.

Tại các bản Báo cáo thẩm tra của UBPLQH đã trực tiếp đề cập tới các mặt của công tác hoạt động xét xử của TAND và đã có kiến nghị với cơ quan tiến hành tố tụng những biện pháp nhằm bảo đảm việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội: bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ tài sản của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Thông qua việc giám sát hoạt động xét xử của TAND, Quốc hội và các Ủy ban Quốc hội đã phát hiện thiếu sót của Tòa án trong khâu xem xét thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật. Cụ thể thông qua hoạt động giám sát thì thấy rằng trong công tác quản lý hồ sơ, việc đánh số bút lục ở các giai đoạn xét xử, như sơ thẩm, phúc thẩm giữ các cấp tòa chưa thống nhất, khổ giấy của các tài liệu dùng làm chứng cứ, trình tự giao nhận hồ sơ chưa có những quy định hướng dẫn rõ ràng chính vì thế trong thực tế đã có tình trạng mất tài liệu trong hồ sơ vụ án. Như vậy, thông qua việc giám sát hoạt động xét xử của TAND đã giúp cho ngành Tòa án rút ra những bài học kinh nghiệm, và đưa ra những biện pháp hữu hiệu để hoàn thiện hoạt động xét xử.

Thông qua việc giám sát hoạt động xét xử của TAND, Quốc hội và các UBPLQH đã phát hiện một số quyết định của bản án tuyên chưa rõ, việc thu thập chứng cứ phục vụ công tác xét xử chưa toàn diện như vụ con trâu ở Yên Bái, và qua giám sát cũng phát hiện ra việc các cơ quan chức năng khi

cung cấp tài liệu chứng cứ, và gửi các ý kiến theo thẩm quyền cho ngành Tòa án để phục vụ công tác xét xử chưa kịp thời và tính chính xác chưa cao.

Thông qua việc giám sát của Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND để qua đó Quốc hội định ra đường lối xét xử chung cho toàn ngành Tòa án.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)