Tình hình xét xử hình sự của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 36 - 39)

Trong công tác xét xử về hình sự năm 2003: toàn ngành TAND đã đạt tỉ lệ giải quyết, xét xử 95% số lượng vụ án hình sự. So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các vụ án có kháng cáo kháng nghị giảm 4%; số bản án, quyết định bị sửa đã giảm 2,4%; số bản án, quyết định bị hủy chiếm 0, 9% trong tổng số các bản án, quyết định của Tòa án các cấp; số người bị kết tội oan tuy vẫn còn nhưng giảm nhiều (năm 2002 có 23 trường hợp bị kết tội oan; năm 2003 chỉ còn 7 trường hợp): các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên bố không phạm tội đối với 41 trường hợp. Trong số các bản án, quyết định của tòa cấp sơ thẩm bị tòa phúc thẩm cải sửa thì có một số trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không có lỗi vì tình tiết mới tại phiên Tòa phúc thẩm hoặc thay đổi về chính sách hình sự. Bên cạnh đó, thời gian qua, số lượng các vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm do có sai lầm nghiêm trọng chiếm 0,5% trong tổng số các vụ án mà Tòa đã giải quyết. Các vụ án lớn trọng điểm như vụ án Trương Văn Cam và đồng

bọn, các vụ án về tham nhũng chiếm đoạt tài sản nhà nước như vụ Lã Thị Kim Oanh ở Hà Nội, vụ án Trương Thị Thanh Hương cùng đồng bọn ở tỉnh An giang … các vụ án lớn về ma túy ở Hà Nội, Lai Châu, Nghệ An, Hà tĩnh, Long An, An Giang … các vụ án lớn về ma túy ở Hà Nội, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Long An, An Giang, Thành phố Hồ chí Minh… đã được đưa ra xét xử theo đúng quy định và kế hoạch đề ra nhìn chung, việc xét xử các vụ án hình sự đã đảm bảo đúng người đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế tới mức thấp nhất việc xét xử sai, đặc biệt là xét xử oan người vô tội.

Năm 2003, Tòa án đã tổ chức trên 1.500 phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án, trong đó TAND thành phố Hà Nội xét xử gần 400 vụ án. Công tác xét xử các vụ án hình sự của ngành Tòa án đã góp phần thực hiện tốt Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và thông qua đó, góp phần giáo dục nhân dân nâng cao ý thức pháp luật đấu tranh, phòng chống tội phạm [32].

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự năm 2004:

Toàn ngành TAND đã đạt tỉ lệ giải quyết, xét xử 92.4% số lượng vụ án hình sự. So với năm trước các Tòa án đã xét xử nhiều hơn 4.525 vụ với 14.213 bị cáo, cao hơn 7%. Số người bị xét xử oan cũng giảm hơn so với năm trước (năm 2003 có 7 người bị kết tội oan; năm 2004 có 5 người bị kết tội oan). Hầu hết các vụ án đều được đưa ra xét xử đúng thời hạn quy định của pháp luật. Đối với các vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như; vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ án Lã Thị Kim Oanh ở Hà Nội, vụ án Phạm Văn Phong ở Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vụ án nhận hối lộ tại Hải quan cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, một số vụ án lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng tại Hà Nội, Thái Bình, Hà Tây và một số vụ án lớn về ma túy ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh như Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hưng Yên, An Giang... đã được đưa

ra xét xử kịp thời và nghiêm minh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các địa phương cũng như cả nước, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Các Tòa án đã tổ chức hơn 2.000 phiên Tòa xét xử lưu động tại địa phư- ơng xảy ra vụ án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm và nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân [33].

Công tác xét xử các vụ án hình sự năm 2005:

Toàn ngành TAND đã đạt tỉ lệ giải quyết, xét xử 97% số lượng vụ án hình sự.Trong các vụ án Hình sự mà các Tòa án đã xét xử, các tội về ma túy, giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích, mua bán phụ nữ, trẻ em, trộm cắp tài sản, lừa đảo kiếm đoạt tài sản, vi phạm các quy định về giao thông đường bộ và các tội phạm về mại dâm chiếm tỷ lệ lớn. Mặc dù số lượng các vụ án hình sự mà Tòa án các cấp đã thụ lý, giải quyết giảm hơn 2.220 vụ so với cùng kỳ năm trước, nhưng các tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng còn xẩy ra nhiều, đặc biệt là các tội phạm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc; tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, thương mại, dầu khí, bảo hiểm, xây dựng cơ bản; các hành vi cố ý làm trái các quy định về quản lý kinh tế gây thất thoát tiền và tài sản của nhà nước với giá trị rất lớn: các tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng chưa giảm và được thực hiện với thủ đoạn ngày càng tinh vi; tình hình buôn lậu, gian lận thương mại xẩy ra nhiều, nhất là các tỉnh biên giới; các tội phạm về ma túy vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, còn xẩy ra nhiều vụ án lớn, đặc biệt là tình trạng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tổng hợp tại các vũ trường, quán bar diễn ra phức tạp và đang là vấn đề bức xúc hiện nay.

Các Tòa án đã phối hợp tốt với các cơ quan tiến hành tố tụng để đưa ra xét xử, kịp thời nghiêm minh các vụ án lớn, trọng điểm như, các vụ án phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc ở một số tỉnh tây nguyên: các vụ án mua bán trái phép chất ma túy do Nguyễn Văn Hải, tức "Hải Luận " cầm đầu tại

Thành phố Hồ Chí Minh, vụ án do Pùa A Chứ cầm đầu tại Phú Thọ và các vụ án lớn về ma túy xẩy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Điện Biên …

Nhiều Tòa án đã coi trọng việc tổ chức xét xử lưu động các vụ án hình sự tại địa phương nơi xâyra tội phạm như: các Tòa Quân sự, TAND Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng … Trong năm qua có trên 2.500 vụ án hình sự được xét xử lưu động, thông qua đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm cho quần chúng nhân dân.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, về cơ bản các Tòa án đã áp dụng đúng quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự nên đã xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế mức thấp nhất việc xét xử oan và bỏ lọt tội phạm. Chất lượng xét xử tiếp tục được đảm bảo, tỷ lệ bản án, quyết định bị sửa bị hủy, và số người bị kết oán oan giảm hơn so với năm trước (năm 2004 có năm người bị kết oán oan, Năm 2005 có 4 người bị kết oán oan). Các Tòa án đã đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc xử lý nghiêm trị những người chủ mưu cầm đầu, chỉ huy ngoan cố chống đối, lưu manh côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội... đồng thời khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa bồi thường thiệt hại gây ra [34].

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)