Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 76 - 77)

Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi những thay đổi quy mô trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiện nay nhà nước ta đang tiếp tục ký kết gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường… Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong thực tiễn các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng và tăng cường, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế ngày càng gia tăng và một khi xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa đã trở thành xu hướng vận động tất yếu của nền kinh tế nhân loại thì không một nền kinh tế nào có thể tồn tại, phát triển trong sự co cụm, khép kín. Điều này cũng có nghĩa là hội nhập vào nền kinh tế thế giới trở thành yêu cầu khách quan của nước ta cũng như các nước khác. Việc mở rộng quan hệ kinh tế của Nhà nước ta đối với một số quốc gia, tổ chức quốc tế trong khu vực và trên thế giới là những yếu tố làm cho tính chất của các quan hệ kinh tế-xã hội ngày càng phong, phú đa dạng và ngày càng phức tạp hơn. Nó bao hàm cả thời cơ, triển vọng nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức. Việt Nam đã là thành viên của khối ASEAN, đã ký Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và chuẩn bị các điều kiện để xúc tiến gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)… Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết và tạo cho Việt Nam những thời cơ và thách thức mới: trong điều kiện khoa học và công nghệ tiến nhanh chưa từng thấy, sức mạnh của nền kinh tế trí thức đã có sự tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển như nước ta, Hiệp định đã mở cơ hội cho

các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, tiếp nhận vốn đầu tư: công nghệ hiện đại, khoa học tiên tiến ngày càng tăng lên: đồng thời tạo cơ hội việc làm cho người lao động: tạo điều kiện cho người Việt Nam tại Mỹ tham gia hoạt động thương mại, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi là những khó khăn, thách thức: đó là hệ thống pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế: thủ tục hành chính rườm rà: thủ tục khiếu nại, giải quyết tranh chấp trong quan hệ dân sự, thương mại quốc tế chưa kịp thời bổ sung cho phù hợp: trình độ thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Vì thế Nhà nước phải kịp thời đề ra các chính sách và giải pháp phù hợp, có cơ chế tập trung điều tiết ở tầm vĩ mô, hạn chế những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh để các thành phần kinh tế có cơ hội tham gia các quan hệ kinh tế đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền trước hết phải tập trung xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, không mâu thuẫn, chồng chéo, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; pháp luật thật sự là công cụ quan trọng nhất để Nhà nước điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô cũng như tạo ra một sân chơi sòng phẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội theo hướng công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn đối với cơ quan nhà nước thì chỉ được hành sử trong phạm vi pháp luật cho phép. Do đó, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội và UBPLQH, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với TAND chính là nhằm đáp ứng các đòi hỏi khách quan nói trên.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 76 - 77)