động của Tòa án nhân dân
- Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính 2003:
Công tác giải quyết, xét xử các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính 2003 cho thấy, việc giải quyết, xét xử các loại vụ án này có nhiều tiến bộ. Kết quả giải quyết, xét xử đều vượt chỉ tiêu công
tác từ 1 đến 2%. Tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị các bản án quyết định của tòa án các cấp sơ thẩm là 14% số bản án quyết định bị sửa là 4% số bản án quyết định bị hủy là 1,2% trong tổng số các bản án, quyết định của TAND các cấp đã giải quyết xét xử. Trong quá trình giải quyết xét xử các loại vụ án này, Tòa án các cấp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc hòa giải giữa các đương sự, tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, cho nên tỷ lệ vụ việc hoàn thành chiếm 40% trong tổng số các vụ án mà Tòa đã giải quyết. Thông qua việc hòa giải, Tòa án đã giúp cho đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án đúng pháp luật, góp phần bảo đảm sự ổn định và đoàn kết trong nội bộ nhân dân.
Cùng với việc đảm bảo công tác xét xử các loại vụ án đúng pháp luật, Tòa án các cấp cũng chú ý thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thủ tục tố tụng và thời hạn giải quyết, xét xử vụ án. Qua phân tích trên thấy rằng, các loại vụ án kinh tế, hành chính, lao động, hình sự, hôn nhân gia đình đã được đưa ra xét xử theo đúng thời hạn quy định. Số vụ án không được giải quyết, xét xử trong thời hạn luật định ở một số Tòa phúc thẩm TANDTC và một số TAND địa phương từ những năm trước về cơ bản đã được khắc phục [32].
- Các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động hành chính năm 2004:
Qua thực tiễn thấy rằng, khi giải quyết vụ án này các Tòa án đã đã chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rõ quan hệ pháp luật, có tranh chấp hoặc đối tượng khởi kiện, áp dụng các quy định của pháp luật nên cơ bản đã giải quyết đúng pháp luật và trong thời hạn pháp luật quy định, đảm bảo quyền lợi hợp của các bên đương sự, góp phần thúc đẩy các giao dịch dân sự, kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Đặc biệt, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động, các Tòa đã chú trọng tới công tác hòa giải và đã hòa giải thành được 39% số vụ án đã giải
quyết. Nhiều Tòa án hòa giải thành đạt tỷ lệ 50% giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, dứt điểm, góp phần giải quyết tốt mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữ gìn tăng cường sự đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Việc để các vụ án dân sự, kinh tế, lao động và hành chính vượt quá thời hạn xét xử ở một số đơn vị đã được khắc phục cơ bản [33].
- Các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế, lao động hành chính
năm 2005:
Trong các vụ việc dân sự nói chung mà TAND các cấp đã giải quyết, thì các vụ việc liên quan đến tranh chấp nhà ở, Quyền sử dụng đất chia thừa kế, đòi nợ ly hôn chiếm tỷ lệ lớn: đồng thời một số loại tranh chấp về bản quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa… có chiều hướng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp. Cùng với thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế, các tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài cũng xẩy ra ngày càng nhiều, đặc biệt ở các thành phố lớn và các địa phương có nhiều dự án đầu tư nước ngoài: các tranh chấp giữa người sử dụng lao động và người lao động về sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng diễn biến phức tạp. Trong một số trường hợp, việc giải quyết các vụ án này gặp nhiều khó khăn vì do hạn chế về nhận thức nên người lao động thường không xác định đầy đủ yêu cầu khởi kiện. đối với những vụ án có yếu tố nước ngoài, việc thu thập, xác minh chứng cứ gặp nhiều khó khăn, làm cho việc giải quyết, xét xử thường bị kéo dài.
Trong năm qua, mặc dù các vụ việc dân sự mà các Tòa án phải thụ lý, giải quyết đạt 87%, vượt 1% so với chỉ tiêu đề ra từ đầu năm số vụ việc tăng hơn 8.231 vụ so với cùng kỳ năm trước, nhưng do nắm vững và thực hiện các quy định của pháp luật, đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật phá sản, Bộ luật lao động … và các văn bản quy phạm pháp
luật hướng dẫn thi hành đạo luật này, các Tòa án đã không ngừng nâng cao chất lượng xây dựng hồ sơ vụ án, làm rõ yêu cầu của đương sự trong vụ án, làm rõ yêu cầu của đương sự trong vụ án, tăng cường phối hợp của các cơ quan hữu quan, thực hiện tốt phương châm kiên trì hòa giải đúng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc vụ việc dân sự, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng dứt điểm, góp phần giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhân dân, giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết trong mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Tỉ lệ hòa giải thành trong toàn ngành đạt 40% trong đó có nhiều Tòa án có tỷ lệ hòa giải thành đạt tới 50-60% trong tổng số các vụ án đã giải quyết. Hầu hết các loại án này được giải quyết và đạt chỉ tiêu xét xử đề ra. Công tác giải quyết các vụ việc dân sự nói chung được thực hiện đúng quy định của pháp luật, về cơ bản đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua nghiên cứu thấy rằng, thời gian qua, tình hình khiếu kiện hành chính vẫn diễn ra khá phức tạp, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, đây là vấn đề bức xúc hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước. Về công tác giải quyết các vụ án hành chính tuy số lượng các vụ án hành chính mà Tòa án thụ lý để giải quyết không nhiều và giảm 388 vụ so với cùng kỳ năm trước, nhưng tính chất của các vụ án ngày càng phức tạp. Mặc dù vậy, các Tòa án đã có nhiều cố gắng để đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn luật định và từng bước đảm bảo chất lượng xét xử. Tỷ lệ giải quyết các vụ án hành chính đã vượt chỉ tiêu xét xử đề ra. Công tác giải quyết, xét xử các vụ án hành chính cấc Tòa án trong năm qua đã góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, trong năm 2005, tỷ lệ các bản án quyết định của Tòa án bị hủy là 6,8% và bị sửa là 5,7%. So với năm 2004, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy tăng 3,1%, bị sửa giảm 0,9% [34].
Qua nghiên cứu tình hình xét xử của ngành tòa án từ 2003 đến nay tác giả nhận thấy rằng, các báo cáo của Chánh án TANDTC về kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành còn quá chung chung, nhiều số liệu chưa
được phân tích đầy đủ, nhiều nội dung chưa được làm rõ trong báo cáo, chẳng hạn, chưa phân tích để thấy rõ tình hình và kết quả xét xử ở mỗi cấp Tòa án: trong lĩnh vực xét xử án hình sự chưa phân tích sự tăng, giảm của từng loại tội phạm, của đối tượng thực hiện hành vi phạm tội, về tình hình số người bị tuyên phạt tù giam hoặc bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, về số tiền được tuyên thu hồi về cho nhà nước, nhất là đối với các vụ án kinh tế: các tội phạm trộm cắp, giết người, ma túy... còn diễn biến phức tạp có chiều hướng gia tăng về số lượng nhưng TANDTC chưa thông qua hoạt động xét xử để phân tích các nguyên nhân gia tăng tội phạm, số lượng án dân sự và các khiếu kiện hành chính ngày càng gia tăng. Theo báo cáo của Chánh án TANDTC thì năm 2005 số lượng án dân sự khiếu kiện hành chính tăng 3.560 vụ so với cùng kỳ năm trước, nhưng trong báo cáo chưa phân tích làm rõ nguyên nhân của tình trạng này, đồng thời việc chấp hành pháp luật trong việc thu thập chứng cứ, lập hồ sơ vụ án không được đề cập trong báo cáo: tình trạng chậm phát hành bản án và tình trạng án để quá thời hạn xét xử cũng chưa được nêu cụ thể và đưa ra biện pháp khắc phục hữu hiệu. Chẳng hạn, trong bản thống kê kèm theo trong báo cáo thì từ 01/01/2004 đến 31/08/2005 số lượng án hình sự dã giải quyết là 58.601 vụ/ 95.455 bị cáo, còn lại 5.347 vụ/ 9.945 bị cáo nhưng không nêu rõ có bao nhiêu vụ đã quá hạn mà chưa đưa ra xét xử, bao nhiêu bị cáo đã bị giam quá hạn [40]. Chính vì không đi sâu phân tích các vụ án được xét xử ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm nên không đánh giá được chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án các cấp. Do đó rất khó cho việc đánh giá một cách toàn diện và đúng đắn tình hình và chất lượng giải quyết các vụ án theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cũng như tình hình và chất lượng giải quyết của từng loại án về hình sự, dân sự, hành chính, lao động.