với TAND, giữa hai kỳ họp
UBTVQH được Hiến pháp xác định là cơ quan Thường trực của Quốc hội, có quyền xem xét báo có của TANDTC, giữa hai kỳ họp Quốc hội, nội dung các báo cáo này có thể là kết quả toàn bộ hoạt động của TANDTC, các cấp trong một thời gian nhất định, có thể là báo cáo hoặc tờ trình theo một chuyên đề cụ thể. Nguồn thông tin để UBTVQH sử dụng để xem xét các báo cáo này gồm có: Thông tin được đề cập ngay trong các báo cáo, thông tin do từng ủy viên UBTVQH tiếp nhận được qua tiếp xúc với cử tri, thông tin do do UBTVQH tiếp nhận qua đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân, thông tin do các cơ quan hữu quan được UBTVQH mời họp cung cấp, thông tin qua dư luận xã hội, thông tin do các Đoàn giám sát của UBTVQH điều tra, thu thập được, thông tin do cơ quan thẩm tra đối với các báo cáo, tờ trình của TANDTC.
- UBTVQH xem xét đề nghị giám sát, xử lý văn bản trái pháp luật
của TANDTC.
Theo đề nghị của Chủ tịch nước, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, TANDTC, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, đại biểu Quốc hội, UBTVQH xem xét, quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của TANDTC, trái pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH. Hình thức giám sát này có sự tham gia của tập thể UBTVQH cùng thảo luận, phân tích để đi đến kết luật văn bản quy phạm pháp luật của TANDTC, có trái phép pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH hay không.
- UBTVQH xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án TANDTC.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 thì, về nguyên tắc Chánh án TANDTC, phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trước Quốc hội và tại kỳ họp quốc hội. Tuy nhiên, Hiến pháp cũng mở ra một khả năng là trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước
UBTVQH. luật tổ chức Quốc hội năm 2001 còn quy định thêm, nếu đại biểu Quốc hội không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước UBTVQH. Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung các vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn. Đại biểu Quốc hội đã chất vấn có thể được mời tham phiên họp của UBTVQH và phát biểu ý kiến. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội không tham dự phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vấn phải được gửi tới đại biểu đó chậm nhất là bẩy ngày, kể từ khi kết thúc phiên họp UBTVQH. Nếu đại biểu Quốc hội có chất vấn không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị UBTVQH đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội.
- Ủy ban pháp luật Quốc hội (UBPLQH) giám sát đối với TANDTC,
thuộc phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của ủy ban.
Giữa hai kỳ họp Quốc hội, UBPLQH tiến hành nhiều hình thức thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với TANDTC, thuộc phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của UBPLQH như: Thẩm tra các báo cáo, tờ trình của TANDTC, giám sát văn bản quy phạm pháp luật của TANDTC, cử Đoàn của UBPLQH hoặc thành viên ủy ban giám sát hoạt động của TANDTC, các cấp. Nguồn thông tin được UBPLQH sử dụng để giám sát gồm có: thông tin được đề cập trong các báo cáo, tờ trình, văn bản của TANDTC, thông tin UBPLQH tiếp nhận được qua đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân, thông tin do đại diện các cơ quan được UBPLQH mời họp cung cấp, thông tin qua dư luận xã hội, thông tin do mỗi thành viên ủy ban tiếp xúc với cử tri, thông tin do các Đoàn giám sát của ủy ban đi điều tra, thu thập.
- Ủy ban lâm thời điều tra về hoạt động TAND.
Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH 10, thì "khi xét thấy cần thiết", Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định.
Chúng tôi cho rằng, đây là một thiết chế đặc biệt được lập ra để thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, do đó phạm hoạt động của Ủy ban lâm thời có thể được Quốc hội giao cho nhiệm vụ nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về bất kỳ một vấn đề gì thuộc phạm vi của quyền giám sát tối cao, trong đó có vấn đề giám sát đối với TAND.
Vấn đề đặt ra ở đây là thế nào là "khi xét thấy cần thiết", để Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời điều tra một vấn đề về TAND? Chúng tôi cho rằng, việc thành lập Ủy ban lâm thời phải thỏa mãn hai điều kiện sau đây:
Một là, việc xem xét, đánh giá kết quả giám sát đối với TAND, có nhiều ý kiến khác nhau không đủ căn cứ cho Quốc hội ra quyết định tại kỳ họp.
Hai là, hiệu quả của vấn đề giám sát phải có tầm quan trọng đến lợi ích toàn quốc (thí dụ giải quyết những xung đột, mâu thuẫn trong xã hội hoặc mâu thuẫn trong Quốc hội đối ngoại phát sinh do việc thực hiện chức năng của TAND, mà không một cơ quan nào của Quốc hội có khả năng giải quyết một cách độc lập).
- Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội hội giám sát hoạt động TAND, địa phương; tiếp nhận, xử lý, đơn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các dân thuộc trách nhiệm của TAND, địa phương.
- Đại biểu Quốc hội tiếp nhận, xử lý, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc trách nhiệm của TAND các cấp.
Chương 2