Nâng cao năng lực giám sát của đại biểu Quốc hội đối vớ

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 87 - 88)

hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Đây là yếu tố quan trọng để đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động của Quốc hội, trong đó có hoạt động giám sát, cần tiếp tục đổi mới phương thức lựa chọn, hiệp thương, giới thiệu ứng cử viên đại biểu Quốc hội nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng của đại biểu (đại biểu Quốc hội phải là những người có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có năng lực, trình độ có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội), đồng thời chú ý đúng mức đến cơ cấu tính đại diện trong Quốc hội: giảm hợp lý một số đại biểu Quốc hội thuộc các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Thực hiện năng giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp xét đến cùng phụ thuộc vào năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội được thể hiện rõ nhất, tập trung nhất qua việc xem xét báo cáo của Chánh án TANDTC, báo cáo của Chính phủ về công tác chống tội phạm và thi hành án, chất vấn Chánh án TANDTC tại kỳ họp Quốc hội, để thực hiện tốt hình thức giám sát này đại biểu Quốc hội phải là người am hiểu cơ cấu, tổ chức chức năng nhiệm vụ của cơ quan tư pháp, các quy chế về hoạt động của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên và các chức danh khác làm việc trong cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp. Đồng thời, đại biểu phải thu nhận được tối đa nguyện vọng chính đáng của cử tri về tổ chức, hoạt động của cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội không phải là người có sẵn tất cả mọi thông tin, tri thức về lĩnh vực tư pháp trước khi được bầu làm đại biểu. Phong cách làm việc, sự phát ngôn của đại biểu tại phiên họp Quốc hội là phong cách của một chính khách, của những nhà hoạch định chính sách trong Quốc hội và phải luôn đại diện cho lợi ích toàn thể nhân dân, không đại diện cho một lợi ích cá biệt riêng lẻ. Họ cần rất nhiều thông tin. Tuy nhiên, hiện nay phần

lớn đại biểu nước ta không có thư ký giúp việc về công tác đại biểu. Nếu so với nghị sĩ của nhiều nước trên thế giới thì đây là sự bất cập rất lớn. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tại các phiên họp toàn thể không ít đại biểu Quốc hội quá sa đà vào những việc cụ thể, vào các trường hợp cụ thể mà không quan tâm đúng mức đến việc hoạch định chính sách. Để góp phần nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền thiết nghĩ giải pháp cơ bản là cần phải suy nghĩ tới việc đảm bảo cho các đại biểu Quốc hội, mà trước hết là các đại biểu chuyên trách có đủ nguồn lực (ngân sách, cán bộ giúp việc, cán bộ thông tin) cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đại biểu trước mắt. Việc nâng cao chất lượng tham gia hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan tư pháp có thể thực hiện thông qua các giải pháp sau:

- Trong quá trình chẩn bị nhân sự cho bầu cử Quốc hội cần dự kiến một tỷ lệ nhất định số ứng cử viên có trình độ cử nhân luật. Những người này nếu trở thành đại biểu sẽ giữ vai trò tích cực trong việc đưa ra ý kiến giúp Quốc hội, các cơ quan Quốc hội có những hành động phù hợp với quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp.

- Đối với những người lần đầu được bầu vào đại biểu Quốc hội. UBTVQH cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn biên soạn, cung cấp cho đại biểu Quốc hội những tài liệu về kỹ năng thực hiện nhiệm vụ của đại biểu trong đó có tài liệu về kỹ năng thực hiện quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động xét xử của TAND.

- Trong thời gian làm đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội cần thường xuyên được cung cấp những sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học về tổ chức hoạt động tư pháp, về thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với cơ quan tư pháp.

Một phần của tài liệu Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay (Trang 87 - 88)