Công tác giám sát việc giải quyết vụ án được Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội thường xuyên quan tâm, có cách làm thiết thực và có bước tiến mới. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2003; 2004; 2005 của ngành TAND, và báo cáo thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án TANDTC của UBPLQH năm 2003; 2004; 2005; chúng ta thấy rằng:
Năm 2003, Tòa án đã có nhiều cố gắng giải quyết được một số lượng án rất lớn (181.399 trong tổng số 206.691 đã thụ lý đạt tỷ lệ 89%) gồm các loại án hình sự dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, hành chính, lao động và tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Các Tòa án các cấp đã tổ chức 1300 phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án góp phần giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhân dân. Tuy nhiên, về lĩnh vực hình sự vẫn còn 1.957 người bị kết án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Tòa án chưa ra quyết định thi hành án: tình trạng tòa án ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ thi hành án hình sự chưa đúng pháp luật đã làm giảm tác dụng giáo dục, răn đe của hình phạt, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân; Tòa án các cấp còn để quá hạn tam giam 345 người (chiếm 77% tổng số người bị tạm giam quá hạn), cao hơn số người để để quá hạn tạm giam thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát các cấp [32].
Năm 2004, TAND và Tòa án Quân sự các cấp đã có nhiều cố gắng giải quyết được một số lớn các vụ án, cụ thể là toàn ngành Tòa án đã giải quyết theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm được 194.652 vụ án trong tổng số 217.605 vụ án đã thụ lý chiếm tỷ lệ 89,45%.Trong quá trình giải quyết các loại án các tòa án các cấp đã tổ chức 2000 phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án góp phần giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhân dân. Trong công tác giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, hành chính, lao động và tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Tòa án các cấp đã chú trọng đến công tác hòa giải theo quy định của pháp luật và đã ra quyết định công nhận hòa giải thành được 20% số vụ án đã giải quyết. Tòa án các cấp đã đổi mới một bước thủ tục xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa trên cơ sở các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và theo tinh thần cải cách tư pháp. Tôi cho rằng, việc hòa giải trong các vụ án dân sự, hành chính, cũng như việc tăng cường tranh luận tại phiên tòa là một yêu cầu quan trọng trong cải cách tư pháp, đồng thời trước tình hình tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính ngày càng nhiều thì việc đẩy mạnh công tác hòa giải để hạn chế việc đưa ra xét xử có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, giảm bớt khiếu nại trong lĩnh vực tư pháp.
Các bản án, quyết định bị sửa chiếm 5,1%, bị hủy chiếm 1,2% trong tổng số các vụ án mà tòa án các cấp đã giải quyết, xét xử (khoảng hơn 8500 bản án, quyết định bị sửa và khoảng hơn 2000 bản án, quyết định bị hủy, mà phần lớn các bản án, quyết định bị sửa và hủy là bản án, quyết định về dân sự có đến 20% án dân sự được giải quyết thông qua việc hòa giải thành, vậy có thể nói tỷ lệ án dân sự bị hủy, bị sửa cao hơn nhiều trong số các vụ đã giải quyết [33].
Qua giám sát tư pháp ở một số địa phương cho thấy, chất lượng xét xử của Tòa án quận, huyện còn nhiều hạn chế, số lượng bản án, quyết định sơ
thẩm bị sửa và hủy còn nhiều, mà trong đó chủ yếu là lĩnh vực dân sự. Tỷ lệ án bị hủy, bị sửa ở một số địa phương còn cao, cụ thể như:
TAND Thành phố Hồ chí Minh tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ 221 vụ /1.232 vụ án sơ thẩm của Tòa án quận huyện, chiếm tỷ lệ 17, 9 %; tỷ lệ sửa hủy án sơ thẩm so với số án đã được xét xử phúc thấm của TAND tỉnh Bình Dương là 37,7%; ở thành phố Hải Phòng, trong 56 vụ án dân sự mà TAND thành phố xét xử phúc thẩm đã sửa 20 vụ và hủy 5 vụ, chiếm tỷ lệ 44,64% [34].
Về tình trạng án để quá thời hạn xét xử theo báo cáo của Chánh án TANDTC thì các Tòa án đã khắc phục về cơ bản việc để một số vụ án quá thời hạn luật định do lỗi của tòa án, nhưng qua thực tế giám sát thấy tình trạng này vẫn còn diễn ra nhiều địa phương, cụ thể là ở Thành phố Hồ Chí Minh trong
9 tháng, trong số 1.686 vụ án để quá thời hạn luật định đã đưa ra xét xử (gồm 858 vụ sơ thẩm, 828 vụ phúc thẩm) thì có 833 cụ bị quá hạn từ 1đến 7 tháng, 237 vụ quá hạn từ 7 tháng đến 1 năm, 18 vụ quá hạn trên 2 năm. Tình trạng án để quá thời hạn xét xử không chỉ xảy ra ở các tòa án địa phương, mà còn ở ngay các Tòa phúc thẩm TANDTC, chẳng hạn, trong số 741 vụ án hình sự được Tòa phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng xét xử đã có đến 262 vụ quá hạn luật định [38, tr. 6].
Năm 2005, TAND và Tòa án Quân sự các cấp đã giải quyết được một số lượng lớn các vụ án, cụ thể là toàn ngành tòa án Tòa án đã giải quyết theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm được 171.587 vụ án trong tổng số 208.229 vụ án đã thụ lý, đạt tỷ lệ 82,4%. Trong quá trình giải quyết các loại án, nhìn chung Tòa án các cấp đã áp dụng đúng các quy định của pháp luật, một số vụ án nghiêm trọng được dư luận nhân dân quan tâm đã được xét xử kịp thời góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm trong nhân dân đã đưa ra xét xử 205 vụ án với 370 bị cáo phạm các tội về tham nhũng: 8.080 vụ án với 10.667 bị cáo phạm các tội về ma túy… Đồng thời, Tòa án các cấp phối hợp
với các cơ quan hữu quan tổ chức hơn 2.500 phiên tòa xét xử lưu động tại nơi xảy ra vụ án [40, tr. 8].
Qua thực tiễn giám sát việc giải quyết vụ án và đơn thư khiếu nại tố cáo từ 01/11/2002 đến 30/09/2003 UBPLQH có 231 công văn chuyển 116 đơn thư khiếu nại, kiến nghị của công dân đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và UBPLQH cũng đã nhận được 127 văn bản trả lời, trong đó chuyển đến TANDTC 76, nhận được trả lời 57: chuyển Viện kiểm sát