0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của Quốc hội đố

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 78 -83 )

với hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định: Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Điều 34 Hiến pháp năm 1992 quy định: TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Vậy mối quan hệ giữa Quốc hội khi thực hiện quyền giám sát tối cao với hoạt động xét xử của TANDTC được xác định thế nào cho đến nay không có sự giải thích chính thức từ cơ quan có thẩm quyền? Cũng có quan điểm cho rằng, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao có quyền phủ định bản án của TANDTC bằng cách tạo ra một cơ chế mới trong hoạt động tố tụng. Trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể Quốc hội, Chánh án TANDTC nói:

Trong những trường hợp chúng ta thực sự phát hiện ra oan, sai thì, theo quan điểm của chúng tôi, nên có một cơ chế nhất định để xử lý trường hợp này... theo quy định của pháp luật án có hiệu lực pháp luật hiện hành, thì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là là cơ quan xét xử cao nhất không ai có quyền kháng nghị quyết định của hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nên tôi đề nghị Quốc hội cần ra một nghị quyết giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trong trường hợp cá biệt, thông qua việc giám đốc án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đều thấy cần xem xét lại một quyết định nào đó của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối, đồng thời thông qua việc giám sát xét xử mà Ủy ban pháp luật Quốc hội cũng có cùng quan điểm với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nếu Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi xem xét thấy quyết định đó

của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sai lầm nghiêm trọng, sẽ ra quyết định yêu cầu Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử lại nhằm tránh oan sai. Khi đã có quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải nghiêm túc xem xét lại quyết định sai lầm của mình nhằm khắc phục thiếu sót tránh oan sai đảm bảo quyền lợi ích của công dân …[31].

Theo chúng tôi, hiểu pháp luật về quyền giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp như trên là không phù hợp với tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền mà phần nào đã được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992. Nếu Quốc hội ủy quyền cho UBTVQH yêu cầu Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử lại bản án đã được Hội đồng thẩm phán TAND xét xử trước đó như đề xuất của Chánh án TANDTC sẽ gặp phải một số nguy cơ sau đây:

- Quốc hội là cơ quan đại biểu cho cử tri cả nước, cho toàn thể nhân dân và cả dân tộc. Nếu Quốc hội phán xét một vụ án cụ thể, phục vụ cho một lợi ích cá biệt thì Quốc hội không còn tính chất là cơ quan đại biểu nữa. Do đó, Quốc hội cũng không thể ra nghị quyết giao cho UBTVQH giải quyết vấn đề này. Thực tiễn hoạt động luật pháp của Quốc hội cho thấy, chỉ khi nào Quốc hội sửa đổi luật thì Quốc hội mới có thể ban hành nghị quyết có giá trị làm thay đổi bản án hoặc quyết định của cơ quan tư pháp. Thí dụ: Bộ luật hình sự năm 1999 được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 có hiệu lực thi hành 01/07/2000. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 có rất nhiều điều sửa đổi so với Bộ luật hình sự năm 1985 như việc quy định hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội, đưa yếu tố định lượng vào trong cấu thành một số tội xâm phạm sở hữu làm cho nhiều hành vi được phi hình sự hóa, quy định điều kiện người chưa thành niên từ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình

sự theo hướng nhẹ hơn... Để thực hiện Bộ luật hình sự năm 1999, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 32/1999/QH10 và UBTVQH đã ban hành Nghị quyết số 299/2000/NQ ngày 21/12/1999 trong đó có một số quy định cho phép áp dụng những điều khoản sửa đổi có lợi cho một số trường hợp phạm tội xảy ra từ trước ngày Bộ luật hình sự năm 1999 được công bố. Việc áp dụng các quy định này sẽ làm hủy bỏ, thay đổi các bản án, quyết định của tòa án, các quyết định của cơ quan tư pháp khác. Tính đến ngày 20/10 /2000, ngày Chánh án TANDTC báo cáo tại Quốc hội kết quả thực hiện nghị quyết 32/1999/QH10 của Quốc hội và Nghị quyết số 299/2000/NQ của UBTVQH như sau: chuyển từ mức tử hình xuống tù chung thân cho một phạm nhân, trả tự do cho 765 trường hợp mà Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi đó không phải là tội phạm, trả tự do cho 42 người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội có mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đến 7 năm tù, miễn chấp hành hình phạt tù còn lại cho 184 phạm nhân, TANDTC cũng đã thực hiện ngay việc chuyển từ hình phạt tử hình đã tuyên xuống hình phạt cao nhất là chung thân với một số trường hợp bị cáo là phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, bị cáo phạm tội mà Bộ luật hình sự đã bỏ hình phạt tử hình nhưng bị cáo chưa bị thi hành án, ví dụ như các trường hợp Vũ Thị Duyên phạm tội giết người, Trần Thị Tâm pham tội mua bán trái phép chất ma túy, Nguyễn thành Tâm phạm tội trộm cắp tài sản [14, tr. 323].

Nếu Quốc hội ra nghị quyết cho phép một số cơ quan trung gian có quyền kết luận về sự oan sai của một bản án để yêu cầu Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử lại có thể sẽ làm bùng nổ việc chuyển đơn khiếu nại về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội vốn đã quá tải. Thực chất ý tưởng này sẽ làm suy yếu vai trò của cơ quan tư pháp vì nhân dân sẽ cho rằng họ trông cậy vào sự lý giải của Quốc hội hơn là sự xét xử của tòa án.

Về mặt đối ngoại, ngày nay khi mà Việt Nam đang trên con đường đổi mới để mở rộng khả năng hội nhập quốc tế thì việc đề cao vai trò của tòa án là

rất quan trọng. Các nhà đầu tư nước ngoài không thể không e ngại khi biết rằng ở Việt Nam còn có một khuynh hướng muốn trao cho một thiết chế trong bộ máy nhà nước có quyền xem xét lại bản án của TANDTC. nếu khuynh hướng này trở thành hiện thực thì họ có quyền tin rằng hệ thống tư pháp Việt Nam là không đáng tin cậy và khó có thể bảo vệ được lợi ích của họ khi cần đến sự bảo vệ của cơ quan tư pháp.

Việc kết luận một bản án, quyết định có hiệu lực của TANDTC là sai lầm đòi hỏi có tính chuyên môn nghề nghiệp cao trong lĩnh vực tư pháp mà chỉ có thể là thẩm phán TANDTC mới đáp ứng được. Theo quy định của pháp luật, thẩm phán và hội thẩm nhân dân, một người muốn được bổ nhiệm làm thẩm phán TANDTC phải có đủ các tiêu chuẩn cơ bản có thể xác định về mặt hình thức sau:

- Là công dân Việt Nam; - Có trình độ cử nhân luật;

- Đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử;

- Đã là thẩm phán của TAND cấp tỉnh, thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu ít nhất năm năm (trong trường hợp do nhu cầu cán bộ nếu chưa được bổ nhiệm thẩm phán theo quy định này thì phải là người làm công tác pháp luật từ mười năm năm trở nên).

Nếu so sánh thì chúng ta dễ dàng nhận thấy: tiêu chuẩn một người làm đại biểu Quốc hội không giống tiêu chuẩn một người làm thẩm phán TANDTC. Theo Luật tổ chức Quốc hội, các ủy viên UBTVQH do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội. Do đó, nếu giao cho UBTVQH có quyền kết luận sai lầm của một bản án để yêu cầu TANDTC xem xét lại là không phù hợp với đại biểu Quốc hội.

Về phương diện pháp luật, nếu quy định giao cho một cơ quan không phải là cơ quan tư pháp có quyền kết luận về các vụ án luôn chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn khó lường. Liên quan đến vấn đề này, chúng ta không thể không nghiên cứu bài học lịch sử về sai lầm trong cơ chế về hoạt động của TAND đặc biệt thời kỳ cải cách ruộng đất. Theo quy định của Sắc lệnh số 150/SL ngày 12/4/1953 thì các cơ quan hành chính được thực hiện vai trò là Tòa án để xét duyệt án.

Nếu chưa sửa Hiến pháp, Quốc hội ra nghị quyết giao cho một số cơ quan của Quốc hội có quyền kết luận sai lầm của một bản án do Hội đồng thẩm phán TANDTC xét xử lại không phù hợp với nguyên tắc hiến định "khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" Điều 130 Hiến pháp năm 1992.

Tôi cho rằng, việc xét xử lại bản án của Hội đồng thẩm phán TANDTC mà phát hiện có sai lầm là một thực tế khách quan. Phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân nhưng để hoàn thiện cơ chế của việc sửa chữa sai lầm này thì chỉ cần Quốc hội trao thêm thẩm quyền cho Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được quyền kháng nghị lại. Hội đồng thẩm phán TANDTC được quyền xét xử lại theo kháng nghị đó và vấn đề này sẽ được xử lý trong quá trình sửa đổi trong các văn bản pháp luật tố tụng. Xử lý theo phương thức này không cần phải sửa đổi Hiến pháp, không cần phải trao thêm thẩm quyền cho Quốc hội mà cũng đề cao được vai trò trách nhiệm của Chánh án TANDTC, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp, góp phần cho cải cách tư pháp đi đúng hướng và có hiệu quả.

Thứ hai, thiết nghĩ Quốc hội cần thành lập một Ủy ban tư pháp mà tất cả các thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách để giúp Quốc hội, UBTVQH giải quyết hiệu quả hơn những vấn đề quyền lực tư pháp, trong đó có vấn đề giám sát hoạt động tư pháp.

Thứ ba, thành lập Tòa án Hiến pháp vì đối với vụ án đã giải quyết ở cấp cao nhất trong hệ thống Tòa án là Hội đồng thẩm phán TANDTC nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo tác giả đã đến lúc hệ thống pháp luật của chúng ta cần thiết kế ra một thiết chế mới là Tòa Hiến pháp để xử lý vấn đề này. Trong thực tế, qua giám sát một số vụ án oan sai, UBTVQH có ý kiến, nhưng theo quan điểm của TANDTC là Hội đồng giám đốc thẩm đã biểu quyết. Quan điểm của TANDTC là bảo thủ, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là không có cơ chế để giải quyết, vì vậy đòi hỏi phải có cơ quan trên nữa quyết. Đó là Tòa Hiến pháp. Khi có Tòa Hiến pháp thì Tòa có thể phủ nhận những quyền lực bất hợp pháp. Muốn thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, phải thành lập tổ chức cao hơn để khi có kiến nghị, có cơ quan quyền lực xem xét.

Thứ tư, trong công tác giám sát của Quốc hội đã có Luật giám sát. Nhưng trong thực tiễn hoạt động giám sát thì thấy rằng chưa có quy định rõ về pháp luật tố tụng khi thực hiện luật giám sát. Vì vậy, cần phải ban hành Luật, hay pháp lệnh để giải quyết các hoạt động giám sát.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 78 -83 )

×