1. Chưa qua các lớp chính trị 67,54 60,14 82,
2.3.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục
a. Tăng cường ý thức chính trị, ý thức pháp luật, kỹ luật lao động, tác phong công nghệp
Về tăng cường ý thức chính trị, ý thức pháp luật, kỹ luật lao động, tác phong công nghiệp
Thực tế cho thấy, trình độ nhận thức chính trị, ý thức pháp luật, kỹ luật lao động và tác phong công nghiệp của GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân nói riêng chưa được nâng cao một cách tương ứng cùng với trình độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, công nghệ và cùng với nhịp độ hội nhập toàn cầu hóa. Nền kinh tế thị trường đã làm cho GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nghệ An nói riêng có những biến đổi về cơ cấu theo hướng phong phú, không thuần nhất. Trong đội ngũ công nhân đang diễn ra quá trình bổ sung, chọn lọc gay gắt. Cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực còn có những tác động tiêu cực đến đội ngũ công nhân lao động. Trong khi đó, ngay trong đội ngũ công nhân của tỉnh không phải tất cả công nhân ai cũng hiểu được đầy đủ về giai cấp mình, về vị trí, vai trò cách mạng của mình. Về nhận thức lí luận, tư tưởng, trình độ giác ngộ giai cấp vẫn có sự khác nhau. Thế hệ công nhân trước đây sống và làm việc trong điều kiện bị áp bức, bóc lột, nên ở họ ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức chính trị thể hiện rất rõ (bộ phận này trong 10 đến 20 năm tới sẽ không còn do già yếu và nghỉ hưu). Đa số lực lượng công nhân của tỉnh hiện nay là thế hệ công nhân trẻ, họ có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, nhưng đây lại là lực lượng vừa mới lớn lên trong chế độ mới, mới gia nhập vào giai cấp công nhân, nên về mặt nhận thức chính trị còn hạn chế. Mặt khác đội ngũ công nhân Nghệ An ra đời và phát triển trong một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chậm phát triển, do đó tác phong công nghiệp, ý thức
tổ chức kỷ luật còn hạn chế. Tâm lý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản xuất nhỏ còn in đậm trong đội ngũ công nhân.
Nội dung của giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng cho đội ngũ công nhân là giáo dục bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho giai cấp công nhân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; giáo dục ý thức giai cấp, truyền thống cách mạng, ý thức trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, nâng cao tính cách mạng triệt để; giáo dục tinh thần yêu nước, yêu CNXH, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, chống lại những luận điệu xuyên tạc, vu cáo, đòi xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng của GCCN, từ bỏ con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; trung thành với của nghĩa quốc tế của GCCN, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả.
Nội dung giáo dục ý thức pháp luật, kỹ luật lao động và tác phong công nghiệp cho đội ngũ công nhân là quá trình giáo dục Hiến pháp và pháp luật đặc biệt là luật lao động, Luật công đoàn, Luật đầu tư, các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động như chính sách việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội; tuyên truyền và đề cao kỹ luật lao động trong sản xuất công nghiệp, từ đó hình thành đội ngũ công nhân tác phong lao động công nghiệp.
Để công tác này thực sự đạt hiệu quả, thật sự nâng cao nhận thức, thái độ của mổi công nhân, cần chú trọng đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
+ Tổ chức nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, xây dựng, phát triển GCCN trong thời kì mới, đồng thời tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong tất cả các cấp, các ngành để GCCN quán triệt sâu sắc vai trò, vị trí của giai cấp mình.
+ Giáo dục lý luận, chính trị gắn với coi trọng giáo dục thực tiễn, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, xây dựng nhân cách người công dân sống có văn hóa; Giác ngộ truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, ý thức tự lực tự cường, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm với công việc, thái độ kiên quyết chống tham nhũng, quan liêu.
+ Đưa chương trình giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào nội dung hoạt động của tổ chức công đoàn: gắn việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin với quá trình giáo dục đường lối chủ trương chính sách của Đảng cho công nhân lao động trong các xí nghiệp, trong các trường trung học kỹ thuật, dạy nghề. Ngoài ra cần phối hợp
và khai thác cao nhất thế mạnh của các trường, lớp, trung tâm, cơ sở nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh để mở rộng diện đào tạo và tri thức hóa đội ngũ công nhân.
+ Đa dạng hoá các loại hình tuyên truyền, sử dụng phong phú các phương tiện truyền thông nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Sử dụng các loại hình tuyên truyền như thông qua lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, qua các hội thi tìm hiểu, qua các đợt vận động, qua hoạt động văn hoá, văn nghệ, các phong trào thi đua, hoạt động thể thao, giải trí... sử dụng nhiều loại tuyên truyền như qua sách báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, diễn đàn công nghiệp, cổ động, áp phích... một cách linh hoạt, sáng tạo với những nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm sẽ giúp công nhân tiếp cận một cách tự giác.
+ Phải có sự phối hợp của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức đoàn thể có liên quan đến đội ngũ công nhân nhằm tiến hành đợt tuyên truyền, giáo dục rộng khắp trong toàn thể đội ngũ công nhân ở mọi loại hình doanh nghiệp. Các tổ chức cơ sở đảng, tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ... trong các doanh nghiệp là lực lượng chủ yếu tuyên truyền, vận động, đặc biệt là công đoàn tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động và trực tiếp tuyên truyền đến đội ngũ công nhân.
+ Phải xây dựng nội dung giáo dục thống nhất, phù hợp với mọi đối tượng công nhân. Đội ngũ làm công tác tuyên truyền giáo dục phải có trình độ nhận thức, có kỹ năng về tuyên tuyền miệng, có khả năng thu hút và tập hợp quần chúng về mình, thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ, có chính sách khen thưởng xứng đáng...
+ Trong quá trình tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cần chú ý phát hiện những thanh niên công nhân ưu tú vừa có tay nghề, trình độ học vấn cao vừa có lập trường chính trị vững vàng, ý thức giác ngộ CNXH để tiếp tục đào tạo thành những nhà quản lý, những nhà lãnh đạo giỏi xuất thân từ công nhân.
+ Có cơ chế khuyến khích những người có ý thức nâng cao trình độ chính trị, ý thức pháp luật, kỹ luật lao động...
Nâng cao ý thức chính trị, ý thức pháp luật, kỹ luật lao động và tác phong công nghiệp là việc làm cơ bản, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đội ngũ công nhân, do đó phải được coi là việc làm thường xuyên, lâu dài và phải có sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, sự chú trọng của các tổ chức
chính trị - xã hội, ý thức tự giác của bản thân mỗi người công nhân tỉnh Nghệ An trong suốt tiến trình cách mạng xây dựng thành công CNXH.
b. Bồi dưỡng trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và quá trình chuyển giao công nghệ trong mối quan hệ hợp tác ngày càng rộng mở với nước ngoài, nhiều khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao đã và đang được hình thành. Điều đó đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có trình độ văn hóa, có sức khỏe, có tác phong công nghiệp, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới.
Trong khi đó chất lượng nguồn nhân lực của đội ngũ công nhân tỉnh Nghệ An còn thấp so với yêu cầu CNH - HĐH. Tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo còn cao, trong khi số được đào tạo lại không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Sự thiếu hụt công nhân đã qua đào tạo, đủ khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh muốn mở rộng sản xuất và cải tiến công nghệ mới.
Trong những năm qua, UBND tỉnh đã tổ chức xây dựng và phát triển “Đề án đào tạo công nhân kỹ thuật bậc cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006 - 2010”, đến nay, đề án đã tạo sự chuyển biến khá mạnh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân Nghệ An. Tuy nhiên, nhìn chung trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của đa số công nhân còn rât nhiều hạn chế. Do vậy, vấn đề nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ công nhân là vấn đề bức thiết, nếu chậm giải quyết sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Thật ra, nhu cầu mong muốn nâng cao trình độ học vấn tay nghề cho công nhân là nhu cầu chính đáng từ người công nhân đến đơn vị, doanh nghiệp và Nhà nước. Người công nhân muốn được học, được học thêm để nâng cao trình độ học vấn, tay nghề nhằm trước hết khỏi bị "sàng lọc" ra ngoài dây chuyền sản xuất, tự mình hoàn thiện các điều kiện đảm bảo để có một việc làm ổn định và thu nhập cao trên cơ sở thành thạo công việc và nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả lao động. Các đơn vị sản xuất, công ty, xí nghiệp cũng rất muốn lao động của mình có trình độ học vấn ngày càng cao, chuyên môn nghiệp vụ giỏi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, đổi mới trang thiết
bị công nghệ, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Tuy có mong muốn và nhu cầu chung như thế, nhưng việc tổ chức thực hiện trong cơ chế thị trường lại rất khó. Nhà nước không còn bao cấp toàn bộ cho học tập và đào tạo nghề của công nhân như trước kia: công nhân muốn được học thêm, đào tạo thêm nhưng lại khó khăn về kinh phí, thời gian, điều kiện sống của gia đình, sợ đi học, đi đào tạo về mất chỗ làm... Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cũng muốn công nhân mình được đào tạo thêm nhưng lại ngại về khoản kinh phí, sợ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất...
Để quá trình này thực sự đạt hiệu quả, theo chúng tôi cần có các biện pháp cơ bản sau:
+ Trước mắt Nhà nước cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho các trường đào tạo nghề, các trường đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ. Đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động xã hội về chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo, có chính sách huy động các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vào giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng văn hóa, tay nghề cho công nhân. Khuyến khích, mở rộng các hình thức đào tạo tại các nhà máy, xí nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.
+ Đổi mới nội dung chương trình giáo dục đào tạo sao cho ngắn gọn, dễ hiểu sát với yêu cầu của từng ngành, từng cơ sở để có thể áp dụng ngay vào sản xuất. Xây dựng quy chế học tập, có chế độ, hình thức thi đua, khen thưởng, khuyến khích động viên công nhân học tập, rèn luyện tay nghề. Đồng thời mở rộng các hình thức đào tạo (tập trung, chính quy, tại chức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tự đào tạo...) Coi trọng và quan tâm hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng các trung tâm dạy nghề theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, lý luận với thực tiễn. Chăm lo đời sống của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong các trường dạy nghề.
+ Tham vấn với các địa phương khác có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân thông qua nhiều con đường khác nhau nhằm nâng dần trình độ công nhân trong tỉnh lên ngang tầm đội ngũ công nhân trình độ cao ở các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Thực hiện quá trình chuyển giao kinh nghiệm đào tạo, có hướng liên doanh đào tạo, dạy nghề với nước ngoài để có thể tận
dụng được vốn và kỹ thuật, công nghệ của các nước công nghiệp phát triển nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ công nhân Nghệ An.
c. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nếp sống văn hoá trong công nhân
- Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước: Trong điều kiện kinh tế thị trường, thi đua vẫn là động lực, là biện pháp quan trọng nhằm khơi dậy ý thức trách nhiệm, nhiệt tình cách mạng, tinh thần năng động sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt qua khó khăn với nhiều sáng kiến làm lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần ổn định chính trị, thiết thực xây dựng GCCN vững mạnh. Trên cơ sở 3 phong trào do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam phát động: phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo với năng suốt, chất lượng, hiệu quả cao; Phong trào học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH; Phong trào thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham những, chống các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu phiền hà, làm trái pháp luật, chống các tệ nạn xã hội. Công đoàn lao động Tỉnh đã vận dụng sáng tạo 3 phong trào thi đua và cụ thể hoá thành các phong trào trong xây dựng đội ngũ công nhân như: phong trào “Chất lượng, tiến độ, an toàn, tiết kiệm”; phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”; phong trào “Thi đua phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn”; phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; phong trào “Học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước”.
Hàng năm đều có sự tổng kết, đánh giá. Nhìn chung, kết quả đạt được rất khả quan, song trong phong trào còn tồn tại một số hạn chế, hiệu quả còn thấp như phong trào “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng”; chính sách động viên thi đua còn thấp; nội dung thi đua chưa thật sự phù hợp với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong thời gian tới để phong trào thi đua được đẩy mạnh hơn nữa, có tác dụng trực tiếp đến sự phát triển chung, cần phải có những biện pháp cụ thể sau:
+ Tuyên truyền sâu rộng trong công nhân lao động, chủ các doanh nghiệp về chủ trương, chính sách của Đảng, của Công đoàn về thi đua khen thưởng trong tình hình mới.
+ Công đoàn cần chủ động phối hợp với chính quyền, cơ quan quản lý các cấp và người sử dụng lao động để tổ chức chỉ đạo phong trào.
+ Nghiên cứu, rà soát phân loại đối tượng, tính chất nghề, giới, để đưa nội dung thi đua cho phù hợp.
+ Kiện toàn bộ phận theo dõi, chỉ đạo phong trào.
- Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá trong công nhân: Bên cạnh đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tỉnh cũng cần chú trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn hoá trong công nhân lao động. Cần lưu ý rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, người lao động quan tâm tới việc làm và thu nhập, đó là một yêu cầu khách quan. Song