Mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay ở Nghệ An

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay doc (Trang 71 - 73)

1. Chưa qua các lớp chính trị 67,54 60,14 82,

2.2.1.4.Mối quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay ở Nghệ An

- Về mối quan hệ chủ thợ: phát triển nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi căn bản về quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng đối với tỉnh Nghệ An, mối quan hệ này được duy trì tương đối tốt và nhìn chung ổn định.

Bảng 2.5: Quan hệ giữa người quản lý và công nhân

ý kiến công nhân Thành phần kinh tế

Quốc doanh Tập thể Tư nhân và hỗn hợp Có vốn đầu tư nước ngoài Quan hệ tốt 54,62 68,51 26,93 23,65 Quan hệ bình thường 44,96 31,14 68,48 69,28 Công nhân bị xúc phạm 0,27 0,35 0,82 1,68

Công nhân bị đuổi việc vô cớ 0,15 3,77 5,39

Nguồn: [31,tr32]

Qua kết quả trên cho thấy quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động hiện nay được duy trì tương đối tốt và nhìn chung ổn định, nhất là trong các doanh nghiệp

nhà nước, chỉ có một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mối quan hệ này còn nhiều khúc mắc.

- Vấn đề đình công và bãi công: Xuất phát từ những tranh chấp lao động kéo dài, không được giải quyết dứt điểm dẫn đến đình công, bãi công. Đình công và bãi công ở Nghệ An hiện nay duy nhất là để thoả mãn yêu sách về kinh tế - xã hội. Với sự phát triển phong phú, đa dạng của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã kéo theo sự phát sinh những phức tạp về quan hệ lao động mà một trong những biểu hiện của nó là các vụ đình công. Theo thống kê của Liên đoàn lao động tỉnh, tính từ năm 2003 đến nay toàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ đình công và lãn công [31,tr.32]. Việc đình công và bãi công trên địa bàn tỉnh xẩy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Về phía người sử dụng lao động: họ đã vi phạm luật lao động, làm thiệt hại quyền lợi hợp pháp của người lao động. Một số doanh nghiệp lợi dụng thế yếu của người lao động như cần việc làm, kém hiểu biết pháp luật lao động, sự yếu kém của các tổ chức công đoàn cơ cở, sự thiếu hụt kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng... để trì hoãn hoặc không thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động như không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác cho người lao động... [31,tr.2], tạo nên sự phản ứng tập thể của người lao động. Tính đến nay tỷ lệ người lao động được ký HĐLĐ toàn tỉnh là 64,8% (trong đó DNNN đạt 99%, DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 90%, doanh nghiệp NQD đạt 49%). Số doanh nghiệp NQD đóng BHXH cho người lao động chỉ đạt 22% (924 DN) [31,tr.2]. Một số người quản lý doanh nghiệp còn có thái độ trù dập người lao động như sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động vô cớ, xử lý kỷ luật sai quy định khi người lao động đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng; một số trường hợp người sử dụng lao động là người nước ngoài đối xử thô bạo với người lao động Việt Nam; hoặc do hai bên chưa hiểu rõ phong tục, tập quán, ngôn ngữ, phong cách làm việc của nhau nên trong quan hệ lao động thường nảy sinh tình trạng căng thẳng.

+ Về phía người lao động: Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài đa số là lao động trẻ xuất thân từ nông dân hoặc học sinh mới rời ghế nhà trường, chưa trải quan môi trường lao động công nghiệp nên tác phong công

nghiệp còn kém; hiểu biết về pháp luật còn hạn chế; chưa nhận thức được một cách đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; dễ bị kích động, lôi kéo.

+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động đến các doanh nghiệp còn chậm, chưa sâu rộng; công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan liên ngành chưa thường xuyên; các tổ chức đoàn thể cũng chưa phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền và trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, trình độ hiểu biết và năng lực công tác còn nhiều hạn chế.

Nhìn chung, một số cuộc đình công, bãi công tập thể ở Nghệ An chủ yếu là nhằm đòi hỏi: làm đúng hợp đồng lao động; có chế độ tiền công, tiền lương phù hợp; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi hợp lý; đối xử công bằng, không xúc phạm nhân phẩm người lao động... Thời gian qua, những đơn vị có xẩy ra đình công, bãi công là những đơn vị còn yếu về thực hiện các quy định của pháp luật và chính sách đối với người lao động. Vì vậy cần phải có những biện pháp sớm khắc phục để hạn chế bớt những vụ đình công, bãi công.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay doc (Trang 71 - 73)