1. Chưa qua các lớp chính trị 67,54 60,14 82,
2.3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức
a. Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về GCCN trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Thực tế cho thấy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Mục tiêu của các chiến lược phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh cũng chính là yêu cầu cho việc xây dựng đội ngũ công nhân, ngược lại, mổi kết quả của việc thực hiện chiến lược đó sẽ tạo nên những tiền đề và điều kiện cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân. Bởi thế, trong thời gian tới, tiếp tục đổi mới tổ chức, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về GCCN, hướng vào giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra như: về xu hướng phát triển của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; về vấn đề trí thức hoá GCCN; về công nhân tham gia sở hữu doanh nghiệp; về mối quan hệ giữa GCCN với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, đặt biệt là trong liên minh GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; về sự phân hoá và mối quan hệ trong nội bộ GCCN; về vao trò lãnh đạo của GCCN thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới, về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp; về vai trò làm chủ của GCCN, quan hệ giữa người sử dụng lao dộng và người lao động; về mối quan hệ đoàn kết, hợp tác giữa GCCN Việt Nam và GCCN các nước trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế; về những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” và tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch đối với GCCN;... Qua đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng GCCN phát triển toàn diện trong thời kỳ mới.
b. Xây dựng đội ngũ công nhân Nghện An vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.
Xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An được xác định là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn bộ hệ thống chính trên địa bàn tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Liên đoàn lao động tỉnh phải tham gia ngày càng tích cực vào việc xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng vững mạnh để công nhân đủ năng lực, bãn lĩnh lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trước hết, phải làm cho công nhân trở thành giai cấp có văn hoá, có trí tuệ, nắm được khoa học, công nghệ “làm chủ việc quản lý kinh tế, phân phối sản phẩm”.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cơ cấu đội ngũ công nhân Nghệ An đang có sự biến động cả về số lượng và chất lượng. Sự nghiệp cách mạng hiện nay đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ
công nhân không ngừng lớn mạnh; Hội nghị trung ương lần thứ VI khóa X của Đảng cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” khẳng định, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện đảm bảo thành công của sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước. Chúng ta phấn đấu đến năm 2020 đạt được mục tiêu: xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bãn lĩnh chính trị vững vàng; yêu nước, yêu CNXH, tiêu biểu cho tinh hoa, văn hoá của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng cộng sản Việt Nam, là lược lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Xây dựng đội ngũ công nhân lớn mạnh theo hướng phát triển nhanh về số lượng, có cơ cấu đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh là để biến Nghệ An thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đó là đội ngũ công nhân ngày càng được trí thức hoá, có khả năng tiếp cận và ngày càng làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; có tác phong công nghiệp và kỹ luật lao động cao; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiến tới thực hiện mục tiêu đó, trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục nghiên cứu để phát triển lý luận về GCCN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh và nâng cấp chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hoá đội ngũ công nhân; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho đội ngũ công nhân; bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật để bảo bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân gắn với tăng năng suất lao động.
c. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học - công nghệ, của kinh tế tri thức, và nền kinh tế thị trường hiện đại đã cuốn hút nhân loại vào xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hoá về kinh tế đem lại cả cơ hội và thách thức, cả những yếu tố tích cực và tiêu cực cho mổi quốc gia dân tộc, làm chuyển biến sâu sắc đến
đời sống con người, trong đó có GCCN. Xu hướng trên đòi hỏi tất cả các quốc gia phải tham gia vào toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy vai trò của dân tộc mình để giải quyết những vấn đề chung của nhân loại, đồng thời qua đó tiếp thu những yếu tố tích cực của thời đại và tăng cường nguồn lực của dân tộc, đứng vững trong cạnh tranh quốc tế.
Đối với GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nghệ An nói riêng, toàn cầu hoá đang đặt ra những thách thức; vì nó làm trầm trọng thêm những vấn đề của người lao động, như làm gia tăng đội quân thất nghiệp, nghèo đói đang là vấn đề nhức nhối của nhiều nước trên thế giới. Toàn cầu hoá gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội. Toàn cầu hoá tạo ra khả năng quốc tế hoá những hoạt động tiêu cực như nạn khủng bố, buôn bán ma tuý, mại dâm, lây nhiểm HIV/AIDS và hàng loạt các căn bệnh nguy hiểm, lây lan khác; và trên lĩnh vực này, nó xói mòn chất lượng cuộc sống, làm giảm giá trị nhân đạo, nhân văn và dân chủ.
Dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nghệ An nói riêng đang tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, nghèo đói vẫn đang tồn tại ở một bộ phận công nhân có việc làm hoặc có việc làm nhưng lương thấp, không đủ sống, nhiều công nhân chưa qua văn hoá tiểu học, trình độ tay nghề, ý thức chính trị còn thấp...
Tình hình trên đặt ra một vến đề bức xúc đối với các tổ chức chính trị - xã hội của GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nghệ An nói riêng là làm thế nào để góp phần xây dựng đội ngũ công nhân vững mạnh, đủ năng lực, bản lĩnh để lãnh đạo sự nghiệp đổi mới; đồng thời chống lại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch từ bên ngoài nhằm xoá nhoà ranh giới giữa tư bản và lao động, chia rẽ phong trào công nhân thế giới, chống lại sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân ta.
Đại diện cho GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nghệ An nói riêng, trên diễn đàn Công đoàn thế giới, Công đoàn Việt Nam luôn khẳng định lập trường của mình là khẳng định vai trò chủ đạo có tính quyết định của GCCN và tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện chương trình hợp tác kinh tế quốc tế bao gồm: những vấn đề việc làm, tiền lương, bảo hộ lao động, an sinh xã hội, khoa học - xã hội, môi trường, lao động trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói, giảm nghèo, đàm phán, thương lượng,
thoả ước lao động tập thể, cổ phần hoá. Kêu gọi đoàn kết các lực lượng lao động và Công đoàn nhằm cùng nhau phấn đấu cho hoà bình, cho độc lập, dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.
Công đoàn Việt Nam nói chung và Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An nói riêng cần tiếp tục tranh thủ những điều kiện thuận lợi do xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân vững mạnh trong giai đoạn mới.