Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay doc (Trang 42 - 47)

Người nói “Nói về đoàn thanh niên cũng gần như công đoàn. Vì vậy muốn làm tròn nhiệm vụ của đoàn thanh niên thì cán bộ đoàn thanh niên phải đoàn kết chặt chẽ, phải gương mẫu trong việc học tập, trong sản xuất, tiết kiệm, trong kỷ luật lao động, luôn luôn gần gũi công nhân, gần gũi thanh niên” [50,tr.515].

“Cán bộ đoàn thanh niên phải gần gũi, gương mẫu, nhưng mà cán bộ đoàn thanh niên trực tiếp tham gia sản xuất còn ít, chỉ ngồi viết chỉ thị, không trực tiếp sản xuất thì làm sao gần gũi được công nhân, làm sao biết được công nhân muốn gì, lo gì, nghĩ gì? Thế là quan liêu” [50,tr.515].

Xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An dưới ánh sáng

tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay 2.1. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và yêu cầu xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An lớn mạnh toàn diện

2.1.1. Vài nét về đội ngũ công nhân Nghệ An

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội; quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công nhân Nghệ An công nhân Nghệ An

a. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Đặc điểm về tự nhiên

Vị trí địa lý: Nghệ An nằm trong toạ độ từ 18035’ đến 20010’ vĩ độ Bắc, từ toạ độ 103050’25’’ đến 105040’30’’ kinh độ Đông. Là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (cách tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlikhănxay và Hủaphăn) với đường biên giới dài

419 km, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên của Nghệ An là 16.370km2, đứng

thứ nhất cả nước.

Khí hậu và thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

Năm 2008: Nhiệt độ trung bình là 24,2 0C, cao hơn so với trung bình hàng năm là

0,2 0C . Tổng lượng mưa trong năm là 1.625,8mm, lượng mưa thấp nhất là 1.110,1 mm ở

huyện Tương Dương. Tổng số ngày mưa trong năm là 157 ngày nhiều hơn năm 2003 là 33 ngày. Độ ẩm trung bình hàng năm là: 83,6%, độ ẩm thấp nhất là 42% vào tháng 7. Tổng số giờ nắng trong năm 1.460 giờ.

Sông ngòi: Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/Km2 Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là 361 km, diện tích lưu vực 27.200 Km2 (riêng ở Nghệ An là 15.346 Km2). Tổng

lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3. Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp

ứng cho sản xuất và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Bờ biển: Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế cho việc phát triển ngành du lịch.

Địa hình: Địa hình Nghệ An dài và rộng, có cả miền núi, trung du, đồng bằng và miền biển. Phía Tây có dãy Trường Sơn trùng điệp. Rừng núi Nghệ An chiếm khoảng 3/4 diện tích đất đai của tỉnh. Dải Trường Sơn qua Nghệ An chạy từ huyện Quế Phong qua Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương và sau đó chạy vào Hương Sơn (Hà Tĩnh) là ranh giới tự nhiên giữa Việt Nam với nước bạn Lào, trong đó có dãy núi đồ sộ Giăng Màn với đỉnh Phu Xai Lai Leng cao 2.711m.

Tài nguyên: Nghệ An là tỉnh nằm trong tuyến giao lưu Bắc - Nam, có 92km bờ biển, có 6 cửa lạch có thể phát triển hải cảng, trong đó nổi bật là Cửa Lò và Cửa Hội là 2 hải cảng quan trọng. Nguồn khoáng sản Nghệ An phong phú và đa dạng, điển hình là vật liệu xây dựng (đá vôi 800 triệu m3, đá xây dựng 3 tỷ m3, đất sét, cát sỏi...), có 113 vùng mỏ lớn nhỏ và 171 điểm quặng về than, thiếc, bô-xít ; tài nguyên rừng có các loại ngỗ quý như : Pơmu, Samu, lim, sến, táu, đinh hương..., ước tính có khoảng 226 loại dược liệu, lâm sản... Đồng thời rừng Nghệ An cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm như: Báo, Hổ, Voi, Bò tót, sao la...

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

Về xã hội và dân số: Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1 (Thành phố Vinh), 2 thị xã (Thị xã Thái Hoà, Thị xã Cửa Lò) và 17 huyện: 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 7 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành.

Dân số Nghệ An đến hết năm 2007 là 3.101.230 người, mật độ dân số trung bình

là 188 người/ Km2, nhưng có sự phân bố không đều. Dân số thành thị là 347291 người,

chiếm 11,6%, dân số ở nông thôn là 2735948, chiếm 88,4%. Nơi có mật độ dân số tập

trung cao nhất là Thành phố Vinh 3658 người/ Km2, thấp nhất là huyện Tương Dương 27

người/ Km2 [8,tr 31].

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có 41 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó chủ yếu là người Kinh (74%), ngoài ra còn có các dân tộc ít người khác như: Thái (19%), Thổ (3%), Khơ Mú (2%), Tày...tr 36]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số Nghệ An tương đối trẻ, tỷ lệ lao động cao, số người từ 15 - 59 tuổi chiếm 55, 4% dân số toàn tỉnh, riêng số người từ độ tuổi từ 15 - 30 chiếm 29, 5% dân số [8,tr 32].

Về kết cấu hạ tầng: Nghệ An có hệ thống giao thông đa dạng gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Cảng Cửa Lò, sân bay Vinh, các cảng cá, bến cá và các tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh được nâng cấp và mở rộng. Nhiều tuyến đường quan trọng phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh đã được triển khai thi công; nhiều tuyến tỉnh lộ và đường vùng nguyên liệu được nâng cấp và làm mới. Huy động trong nhân dân được 5.365 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng, đã làm được 3, 891 km đường nhựa và bê tông; 4.200 km kênh bê tông và 4.300 phòng học được xây dựng mới. Đến nay có 467/473 xã có đường ô tô đến trung tâm. Một số công trình văn hoá được xây dựng như: tượng đài Bác Hồ, Quảng trường Hồ Chí Minh, nhiều di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn, tôn tạo, hệ thống các trường học, bệnh viện, trạm xá, nhà văn hoá, sân vận động… từng bước được nâng cấp và xây dựng mới [80,tr.15-16].

Bưu chính - Viễn thông: “Các dịch vụ bưu chính viễn thông được sửa chữa, nâng cấp nên nhìn chung đáp ứng cơ bản nhu cầu liên lạc của nhân dân. Mật độ thuê bao điện thoại tiếp tục tăng nhanh. Đến hết tháng 3/2009 ước đạt chỉ số 41 máy/100 dân. Chất lượng phủ sóng được tăng lên. Dịch vụ Internet phát triển” [65,tr.3].

Về phát triển kinh tế: Kinh tế Nghệ An trong những năm gần đây có bước phát triển khá và tương đối toàn diện. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2001 - 2005 năm đạt 10,3%, GDP bình quân đạt 5,59 triệu đồng/người, tăng hơn 2 lần so với năm

2000 [80,tr.12]. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 năm đạt 10,5% [27,tr.1]. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 năm đạt 10,6% [28,tr.1].

Nhìn chung, Nghệ An là một tỉnh lớn, hội tụ những tiềm năng dồi dào về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Những tiền đề đó cũng là điều kiện quan trọng giúp cho Nghệ An có tiềm lực và thu được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế, vươn lên trở thành một tỉnh có nền kinh tế tương đối khá, tạo đà để đuổi kịp và vượt các tỉnh bạn trong sự nghiệp CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay doc (Trang 42 - 47)