Xây dựng tác phong công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay doc (Trang 31 - 33)

Ra đời và lớn lên trong một đất nước nông ngiệp lạc hậu, tuyệt đại bộ phận xuất thân từ nông dân, từ các tầng lớp tiểu tư sản làm việc là lao động trong một guồng máy công nghiệp còn thô sơ, lao động phổ thông còn phổ biến... giai cấp công nhân nước ta chưa đủ điều kiện để xây dựng phong cách sản xuất công nghiệp, còn mang nặng phong cách của người sản xuất nhỏ, tản mạn, tuỳ tiện, kém hiệu quả. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở giai cấp công nhân phải kiên quyết khắc phục những tồn tại này. Năm 1957, về thăm cán bộ, công nhân mỏ Quảng Ninh, Người ân cần nhắc nhở:

Còn nhiều anh chị em còn hiểu mình chưa là chủ nên chưa biết tiếc của mình, không biết tôn trọng của Nhà nước tức là của mình. Tôi chỉ nêu một vài ví dụ: Ngay số xe do công nhân các nước anh em hi sinh phấn đấu làm ra để cho

chúng ta dùng... nhưng giao cho các ông chủ, bà chủ quản lý các xe đó thì hỏng đến 80, 90%... Các cô chú có đau lòng không? Còn các lãng phí khác như than vương vãi và đất đá lẫn nhiều... Về kỷ luật lao đông thì lỏng lẻo, không có một nước nào mà 15% công nhân vắng mặt trong buổi làm... hay có người đang làm thì bỏ đi ngủ, thái độ như thế không phải là người làm chủ, cán bộ công nhân ta phải đấu tranh chống thói xấu ấy”. [50,tr.510].

Trong bài “Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy điện Nam Định” Bác Hồ chỉ

rõ:

Một điều nữa là một ngày có từ 12 đến 15% công nhân không đi làm. Thế là không tốt. 100 người mà từ 12 đến 15 người bỏ sản xuất thì ảnh hưởng tới dây chuyền sản xuất. Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải khắc phục điểm đó. Thường thường còn một số công nhân, đến 2 giờ mới đổi kíp, nhưng 1 giờ 45 phút hay 1 giờ 40 phút đã nghỉ việc. Như vậy là ăn bớt của Nhà nước, của công nhân, của nhà máy mất 10 phút, 15 phút. Nếu mỗi người nghỉ trước 6 phút thì 10 người là 1 tiếng, cứ thế tính cho nhiều người thì ảnh hưởng không tốt đến sản xuất. Như vậy là chưa phải thái độ làm chủ. Các nước anh em người ta làm sức máy phải chạy 100% từ lúc bắt đầu cho máy chạy đến khi khoá máy lại, không có giờ chết. Sản xuất 100% là đưa lại lợi cho Nhà nước 100%. Nhưng ta chạy có 70%, thế là 30% máy phải chết. Máy chết như vậy là hại trực tiếp đến nhà máy, đến các cô, các chú. Các cô, các chú phải cố gắng mới tiến lên chủ nghĩa xã hội được [50,tr.338-339].

Bác Hồ luôn giáo dục công nhân về thái độ kỷ luật lao động và tinh thần bảo vệ của công, ý thức cần kiệm, liêm chính để xây dựng nước nhà.

Ngoài những nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến tinh thần, thái độ lao động, phong cách sản xuất của công nhân, còn có nguyên nhân hết sức căn bản là cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp tồn tại dai dẳng trong nền kinh tế nước ta. Cơ chế này đã ràng trói các xí nghiệp, hạn chế vai trò tự chủ của các cơ sở sản xuất kinh doanh: triệt tiêu động lực lao động, sáng tạo và vai trò làm chủ của giai cấp công nhân. Lúc sinh thời, do đất nước chiến tranh, cơ chế quản lý tập trung bao cấp mới được xây dựng, có những mặt thích ứng với thời chiến và chưa bộc lộ hết những mặt hạn chế của nó, do vậy Bác Hồ chưa lường hết được tác hại của nó. Người chỉ dừng lại ở mức luôn luôn chú trọng,

chỉ dẫn bộ máy quản lý phải thường xuyên cải tiến để ngăn ngừa, khắc phục những yếu kém.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)