Vai trò của đội ngũ công nhân Nghệ An trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nghệ An

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay doc (Trang 50 - 54)

b. Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công nhân Nghệ An

2.1.1.2.Vai trò của đội ngũ công nhân Nghệ An trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nghệ An

hoá, hiện đại hoá ở Nghệ An

a. Đội ngũ công nhân Nghệ An là lực lượng lãnh đạo trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Nghệ An

Với tư cách là giai cấp lãnh đạo thông qua chính Đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, GCCN Việt Nam đã vạch ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đội ngũ công nhân Nghệ An là một bộ phận của GCCN Việt Nam thông qua tập thể lãnh đạo của mình là các cấp uỷ Đảng cụ thể hóa những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vào tình hình cụ thể ở tỉnh Nghệ An và ở các doanh nghiệp mà họ đang trực tiếp lao động sản xuất; đề ra những giải pháp thích hợp, sát với thực tiễn nhằm phát huy mọi nguồn lực trên địa bàn tỉnh. Đội ngũ công nhân Nghệ An cũng thông qua tổ chức Công đoàn tham gia cùng với các cấp uỷ Đảng tạo điều kiện và môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển; tham gia xây dựng, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH.

Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế Nghệ An đã có nước phát triển cao, liên tục. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 đạt 10,3%, GDP bình quân đạt 5,59 triệu đồng/người, tăng hơn 2 lần so với năm 2000 [80,tr.12]. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 10,5% [27,tr.1]. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 năm đạt 10,6% [28,tr.1]. Nghệ An đã xây dựng được cơ sở vật chất đồng bộ để phát triển kinh tế.

Những kết quả quan trọng trên là do sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ và nhân dân trong tỉnh, trong đó đội ngũ công nhân Nghệ An góp phần rất to lớn thể hiện ở chỗ: tỷ trọng công ngiệp - xây dựng giai đoạn 2001- 2005 tăng từ 18,6% lên 30,4% [80,tr.12]. Từ năm 2006 - 2008, công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng 17,08%/ năm [28,tr.1]. Điều đó thấy rõ vai trò to lớn của đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.

b. Đội ngũ công nhân Nghệ An là lực lượng sản xuất chủ yếu trong quá trình phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hoá ở Nghệ An

Để đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi phải hội đủ nhiều yếu tố như: đường lối, chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn, phù hợp, có vốn, có lao động... trong các yếu tố ấy, vai trò của đội ngũ công nhân có ý nghĩa then chốt, quyết định nhất, không ai có thể thay thế họ trong quá trình sản xuất. Đội ngũ công nhân Nghệ An là lực lượng lao động trực tiếp trong các ngành công nghiệp quan trọng, gồm công nghiệp quốc doanh trung ương, công nghiệp quốc doanh địa phương, công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm trên địa bàn tỉnh mà sự phát triển của các ngành công nghiệp này có ý nghĩa quyết định tốc độ, tiến trình đi đến thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Đội ngũ công nhân Nghệ An hiện nay đang nắm giữ những cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị sản xuất hiện đại; quyết định phương hướng chủ yếu trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nghệ An là một trong những nơi diễn ra quá trình đổi mới trang thiết bị với kỹ thuật hiện đại, đổi mới và chuyển giao công nghệ một cách mạnh mẽ. Bằng khả năng nhanh nhạy, sáng tạo của mình, với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản, đội ngũ công nhân Nghệ An trở thành những người đầu tiên trên địa bàn tỉnh lắp đặt, vận hành, điều khiển, sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại đó. Họ cũng là người trực tiếp đi đầu

trong việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thời đại một cách có hiệu quả vào quá trình sản xuất, là người thực hiện việc chuyển tải khoa học - công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động; tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của xã hội; tạo ra nguồn thu nhập và tích luỹ cho đất nước và cho tỉnh Nghệ An. Những vấn đề trên có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp Nghệ An theo hướng HĐH, quyết định sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung.

c. Đội ngũ công nhân Nghệ An có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nghệ An

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Nghệ An đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2005, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 44,3% năm 2000 xuống 34,19% năm 2005; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,6% lên 30,4% [80,tr.13]. Năm 2006, trong cơ cấu kinh tế, thì nông nghiệp từ 34,19% xuống còn 33,09%, công nghiệp - xây dựng từ 30,42% lên 31,09%, dịch vụ từ 35,39% lên 35,75%. [26,tr.1]. Năm 2007, nông nghiệp từ 33,09% xuống còn 31,03%; công nghiệp - xây dựng từ 30,42% lên 32,01%, dịch vụ từ 35,75% lên 36,96% [27,tr.1]. Năm 2008, nông nghiệp từ 31,03% xuống còn 28,06%; công nghiệp - xây dựng từ 32,01% lên 34,3%, dịch vụ từ 36,96% lên 37,1% [28,tr.1]. Đội ngũ công nhân Nghệ An là những người sản xuất và trực tiếp trang bị cho nông nghiệp Nghệ An những tư liệu sản xuất, máy móc, công cụ, phương tiện và kỹ thuật tiên tiến, cung cấp nguyên vật liệu cho nông nghiệp.

Đội ngũ công nhân Nghệ An cũng chính là lực lượng thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, giải quyết đầu ra cho nông nghiệp thông qua công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân. Với vai trò to lớn trong việc phát triển công nghiệp, thông qua đó đội ngũ công nhân Nghệ An cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hình thành các cụm công nghiệp và dịch vụ; gắn liền với nó là hệ thống kết

cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội như: điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, hệ thống nước sạch góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng thành phần công nhân lao động nông nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nghệ An.

d. Thông qua mối quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đội ngũ công nhân Nghệ An đã thắt chặt mối quan hệ với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, tạo nên khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức là cơ sở của khối đoàn kết thống nhất chặt chẽ giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh

Thực hiện tốt mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp chính là cơ sở kinh tế kỹ thuật để tăng cường khối liên minh Công - Nông - Trí. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư. Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành ở Nghệ An đã thu hút hàng nghìn lao động từ nông thôn, nông dân tham gia vào sản xuất công nghiệp. Đồng thời cũng đẩy mạnh quá trình phát triển đô thị, làm cho mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị ngày càng nhích lại gần nhau hơn. Điều đó làm cho công nhân, nông dân và trí thức có mối quan hệ gần gũi, ảnh hưởng qua lại, gắn bó với nhau chặt chẽ hơn trên cơ sở có chung lợi ích cơ bản. Khối liên minh Công - Nông - Trí mà GCCN giữ vai trò lãnh đạo sẽ tạo nền tảng để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH. Không chỉ liên minh chặt chẽ với nông nhân và trí thức, đội ngũ công nhân Nghệ An còn là trung tâm đoàn kết, tập hợp các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh nhằm khơi dậy, phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH nhanh chóng đi đến thắng lợi theo quan điểm Đại hội lần thứ X của Đảng “Cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [15,tr.121].

e. Đội ngũ công nhân Nghệ An với việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân trong tỉnh

Sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân Nghệ An gắn liền với xây dựng đường lối CNH, HĐH tại địa phương trên cơ sở các tiềm năng của tỉnh, đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh dần dần đi vào ổn định, tỷ trọng công nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ cao và đóng góp vào ngân sách của tỉnh mỗi năm một phát triển. Chính điều đó đã tạo điều kiện cho Nghệ An có kinh phí để thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao đời

sống nhân dân. “Hàng năm toàn tỉnh giải quyết được 122.000 lao động trong tỉnh. Vận động được 87,7 tỷ đồng cho quỹ vì người nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 8,0%. Nhà tạm bợ, dột nát đã cơ bản xoá xong ở 16/19 huyện, thành, thị. Tỷ lệ trạm xá xã phường có bác sĩ đạt 70%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 41% năm 200 xuống còn 28% năm 2005” [80,tr.18].

Tỷ lệ hộ dùng điện năm 2008 là 98%. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch là 87% Các dịch vụ bưu chính viễn thông được sữa chữa, nâng cấp. Mật độ thuê bao điện thoại tiếp tục tăng nhanh. 3 tháng đầu năm 2009, thuê bao cố định tăng 6.504 máy, thuê bao di động tăng 31.547 máy. Đến hết tháng 3/2009 ước đạt chỉ số 41 máy/ 100 dân. Chất lượng phủ sóng được tăng lên. Dịch vụ Internet phát triển [65,tr.3].

Như vậy, quá trình CNH, HĐH đội ngũ công nhân Nghệ An có vai trò rất to lớn, họ là lực lượng lãnh đạo, nòng cốt đi đầu quyết định thắng lợi của quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh. Họ đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thắt chặt khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức, góp phần nâng cao đời sống xã hội, nâng cao trình độ dân trí trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh đi đến thắng lợi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay doc (Trang 50 - 54)