b. Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ công nhân Nghệ An
2.2.1.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu
a. Thực trạng về số lượng
Bước vào thời kỳ đổi mới, Nghệ An là một tỉnh nghèo, công nghiệp kém phát triển, cơ sở hạ tầng lạc hậu, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn thu nhập bình quân cả nước. Lực lượng công nhân năm 1990, có 190.000 người, trong đó công nhân trực tiếp sản xuất trong các nhà máy, nông, lâm trường là 126.000 người, trong số này có tới 53.609 người làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của trung ương trên địa bàn tỉnh. Số còn lại làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh do tỉnh, huyện quản lý.
Tuy nhiên, thực hiện quyết định 176/HĐBT năm 1991 Nghệ An tiến hành sắp xếp lại 53 doanh nghiệp và có 41.264 công nhân lao động rời khỏi dây chuyền sản xuất dưới các hình thức nghỉ theo chế độ “176”, về hưu và nghỉ mất sức. Sự giảm sút trên diễn ra trên tất cả các ngành, song nhiều nhất là trong khối doanh nghiệp do huyện quản lý.
Sau khi thực hiện quyết định 176/HĐBT, Nghệ An cũng như cả nước tiếp tục thực hiện Nghị định 388 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp Nhà nước. Sau gần 3 năm thực hiện (1992 - 1995), Nghệ An có 179/353 doanh nghiệp phải giải thể hoặc chuyển thể, gần 30.000 công nhân tiếp tục rời khỏi doanh nghiệp.
Trong 10 trở lại đây, đội ngũ công nhân Nghệ An có nhiều biến động, nhưng đã có bước phát triển mạnh, theo chiều hướng tích cực. Cụ thể là năm 1998 có 109.107 người; 1999 có 109.216 người; 2000 có 109.747 người; 2001 có 109.747 người; 2000 có 109.747 người; 2001 có 92.933 người; 2002 có 100.868 người; 2003 có 104.631 người; 2006 có 121.654 người; 2007 có 145.393 người; 2008 có 152.107 người [31,tr.35]. Trong sự phát triển đội ngũ công nhân Nghệ An nói chung, thì công nhân sản xuất công nghiệp
chế biến phát triển nhanh nhất. Tiếp đến là công nhân ngành xây dựng, vận tải, thông tin bưu điện
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 2629 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp Nhà nước là 106 doanh nghiệp (4,3%); doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 2517 (95,74%) doanh nghiệp ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6 (0,23%) doanh nghiệp [31,tr.12]. Nhìn chung, số lượng công nhân tăng cao nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Năm 2000 số công nhân trong các doanh nghiệp kinh tế Nhà nước (cả quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương) chiếm 31,45%, ngoài quốc doanh là 68,21%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,36%. Đến năm 2008, số công nhân trong các doanh nghiệp kinh tế Nhà nước (cả quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương) chiếm 23,5%, ngoài quốc doanh là 74,9%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,6% [31,tr.32]. Tóm lại, quá trình CNH, HĐH đã tạo ra động lực để đội ngũ công nhân Nghệ An tăng nhanh về số lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, tạo đà cho quá trình CNH, HĐH có những bước tiến mới.