bộ, công nhân kỹ thuật
Trong hoạt động FDI, công tác cán bộ đặc biệt quan trọng vì cán bộ vừa tham gia hoạch định chính sách, vừa là người vận dụng luật pháp, chính sách để xử lý tác nghiệp hàng ngày liên quan đến mọi hoạt động FDI. Cán bộ quản lý Việt Nam trong các liên doanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam, của người lao động; đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật. Do đó, phải đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI.
Đối tác Việt Nam trong các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ô tô đều là những công ty cơ khí chế tạo đầu ngành như : Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp, Tổng công ty cơ khí giao thông vận tải, công ty cơ khí Sài Gòn, công ty cơ khí Cờ Đỏ, công ty 3983- Bộ Quốc phòng… nên những người đại diện của các đối tác này đều có những kiến thức nhất định về chế tạo máy, thậm chí có nhiều người được tu nghiệp ở nước ngoài. Nhưng xét tình hình kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp ô tô còn yếu kém, chế tạo ô tô gần như không phát triển, lượng kiến thức về vấn đề này của mọi người cũng đã dần lạc hậu, cần phải được trang bị thêm những vấn đề mới. Thêm vào đó, nền kinh tế thị trường đòi hỏi những nhà quản lý không chỉ biết về chuyên môn mà còn phải hiểu biết về pháp luật, chính sách và có năng lực điều hành sản xuất kinh doanh.
Điều đó đặt ra vấn đề cần phải liên tục mở các khoá bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý trong liên doanh; thực hiện các chương trình phối hợp đào tạo giữa các cơ sở sản xuất ô tô trong nước với các Viện, các trường Đại học ở trong và ngoài nước, nơi có các giáo sư, tiến sĩ có trình độ chuyên môn cao. Các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước cũng nên định kỳ tổ chức các lớp học ngắn ngày, các hội thảo với doanh nghiệp để giới thiệu những quy định, phương pháp quản lý mới hay dây chuyền công nghệ mới cho nhà quản lý Việt Nam trong liên doanh.
Song song với việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý ở cơ sở sản xuất, Nhà nước cũng phải nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ quản lý của các viên chức làm việc liên quan đến sản xuất ô tô, thông qua một số buổi tham quan, kiến
tập tại các cơ sở sản xuất tiên tiến ở nước ngoài. Công tác này rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả quản lý sản xuất - kinh doanh của cả một ngành kinh tế quốc dân Việt Nam.
Đồng thời xây dựng Quy chế cán bộ Việt Nam tham gia Hội đồng quản trị và quản lý doanh nghiệp liên doanh, trong đó cần quy định rõ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ trong và sau thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI.
Thứ hai, đối với đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đang đứng trước một thực trạng thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động trình độ cao như kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp. Mặc dù có học lực căn bản trong lĩnh vực cơ khí, điện, điện tử, nhưng các kỹ thuật viên và công nhân Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô yếu về năng lực chuyên môn và trình độ tay nghề chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ giáo viên trong các cơ sở đào tạo thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng, thiếu kinh nghiệm sản xuất công nghiệp, chương trình đào tạo của các cơ sở chưa gắn với chuẩn nghề nghiệp hoặc thiếu chủ động mở ra những ngành nghề đào tạo mới, trang thiết bị lạc hậu…Trước thực tế đó, yêu cần đặt ra là phải đào tạo lại đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên.
Trên toàn quốc có 3 loại hình cơ sở đào tạo: các trường đại học Công nghệ đào tạo kỹ sư chuyên ngành cơ khí ô tô, các trường cao đẳng công nghệ đào tạo kỹ thuật viên, các trường dạy nghề đào tạo công nhân lành nghề. Với 6 cơ sở của các trường đại học công nghệ trên, hàng năm đào tạo ước tính khoảng 250 kỹ sư hệ chính quy và 500 kỹ sư tại chức, 30 thạc sỹ và 10 tiến sỹ kỹ thuật. Có khoảng 300 trường cao đẳng và dạy nghề, hàng năm đào tạo hàng ngàn kỹ thuật viên, công nhân ngành cơ khí ô tô. Nhưng nhìn chung chất lượng đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề chưa cao. Do vậy, đội ngũ giảng viên, giáo trỡnh và trang thiết bị học tập tại các trường đào tạo nghề, cao đẳng và đại học cần phải được nâng cấp cả về chất lượng và số lượng để có thể cung cấp các chương trỡnh giỏo dục, đào tạo kỹ thuật mang tính thực tiễn và cập nhật. Việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tâm đào tạo nghề là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Một đội ngũ lao động có tay nghề cao chủ động đón đầu trước nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện cần thiết để chúng ta tiếp thu và áp dụng công nghệ tiên tiến vào Việt Nam. Do vậy chúng ta cần nhanh chóng tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật trong ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ có trình độ chuyên môn cao. Hình thức đào tạo có thể là:
- Thành lập các cơ sở đào tạo ngay trong doanh nghiệp hoặc đào tạo tại các trường dạy nghề.
- Mở các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn do các tổ chức tư nhân, nhà nước hay nước ngoài thực hiện.
- Cử cán bộ, công nhân kỹ thuật đến các cơ sở trong nước hay nước ngoài để đào tạo;
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề như Olympic kỹ năng, Olympic quản lý chất lượng để công nhân kỹ thuật trong cùng ngành nghề ở các vùng và quốc gia khác nhau gặp gỡ và thi đấu tay nghề.
Do vậy, cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các trung tâm đào tạo nghề; các tập đoàn cần thành lập các trung tâm công nghệ cao để công nhân kỹ thuật có điều kiện theo học, tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến của thế giới, được như vậy, chúng ta mới đảm bảo được lợi thế lâu dài về nguồn lực. Đồng thời, tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật các ngành thiết kế, chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ các công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ nguồn và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. Có thể đưa sinh viên vào thực tập tại các doanh nghiệp sản xuất ô tô, sản xuất linh kiện, phụ tùng. Bên cạnh đó thường xuyên bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho người lao động, trang bị những kiến thức cần thiết về đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, tâm lý của con người ở đất nước mà nhà đầu tư và giới chủ là đại diện.
3.2.8. Đổi mới công tác vận động, xúc tiến đầu tư để đảm bảo đúng định hướng thu hút FDI
Cùng với việc duy trì ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được đổi mới cả về nội dung và phương thức thực hiện, theo một kế
hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả, không thụ động, nhằm mục tiêu tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử sụng FDI theo các hướng sau:
- Trước hết, cần xác định xúc tiến đầu tư, cũng như xúc tiến thương mại là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, của các Bộ, ngành, các tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp. Cần thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại các Bộ, ngành, Tổng công ty, các cơ quan đại diện nước ta tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động thu hút FDI. Ngân sách Nhà nước cần dành một khoản kinh phí thoả đáng cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tổ chức phối hợp nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách vận động, thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút FDI của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp.
- Tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các trang Web, các phương tiện thông tin đại chúng thông qua việc giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, các dự án đầu tư thành công ở Việt Nam, các cơ hội đầu tư đang đón đợi và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư của Nhà nước Việt Nam. Thường xuyên giới thiệu các thông tin cập nhật về hoạt động FDI trong sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam tới các nhà đầu tư tiềm năng.
- Cần tập trung chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời các nhà đầu tư hiện đang có dự án hoạt động, giúp họ giải quyết tốt các vấn đề phát sinh, đó là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng để vận động có hiệu quả và có sức thuyết phục nhất đối với các nhà đầu tư mới.
- Trên cơ sở Quy hoạch ngành công nghiệp ô tô về sản phẩm, danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt; các ngành, các địa phương cần chủ động tiến hành vận động, xúc tiến đầu tư một cách cụ thể, trực tiếp đối với từng dự án, trực tiếp với từng tập đoàn, công ty, nhà đầu tư có tiềm năng theo hướng sau:
+ Tiếp xúc trực tiếp ở cấp Chính phủ với các tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ để vận động đầu tư vào một số dự án quan trọng được lựa chọn.
Đồng thời, Chính phủ cần có các cam kết mạnh mẽ về việc tạo thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện dự án nhanh chóng và hiệu quả.
+ Sử dụng tối đa các quan hệ cá nhân trong hợp tác xúc tiến đầu tư và kết hợp chặt chẽ vận động đầu tư với các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ...
- Tăng cường hợp tác song phương và đa phương về xúc tiến đầu tư với các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức này trong việc thực hiện các chương trình vận động đầu tư trực tiếp với từng đối tác trong lĩnh vực sản xuất ô tô và linh phụ kiện cho ô tô.
Kết luận
Công nghiệp ô tô là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và kỹ thuật công nghệ ở trình độ cao. Song nó có vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia vì nó là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Do vậy, hiện nay đã có 170/200 nước đã hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô, điều đó cho thấy ngành công nghiệp ô tô là ngành công nghiệp mang tính phổ biến trong cơ cấu của nền kinh tế ở hầu hết các nước trên thế giới.
Đối với các nước lạc hậu, kinh tế chưa phát triển như Việt Nam thì việc phát triển ngành công nghiệp ô tô là vấn đề cực kỳ khó khăn trên tất cả các mặt: từ vốn đến kỹ thuật – công nghệ và trình độ chuyên môn của cán bộ và công nhân. Do vậy, một yêu cầu khách quan đối với những nước này là phải đẩy mạnh thu hút FDI để tạo ra cú hích cho nền kinh tế và cho ngành công nghiệp ô tô.
Nhận thức được tầm quan trọng này của nguồn vốn FDI trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, cho nên trong đường lối đổi mới, Đảng ta đã coi FDI là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Trong hơn 20 năm đổi mới, nguồn vốn FDI đã góp phần tạo nên những thành tựu đáng kích lệ cho nền kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, từng bước đưa nước ta ra khỏi tốp những nước nghèo khó và đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Riêng đối với ngành công nghiệp ô tô, bắt đầu từ năm 1991, những doanh nghiệp FDI đầu tiên được cấp Giấy phép sản xuất, lắp ráp ô tô đã đánh dấu sự ra đời của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đến nay đã trải qua 18 năm, nước ta đã có 16 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 1 tỷ USD, cùng với 47 doanh nghiệp trong nước, hàng năm sản xuất, lắp ráp và tiêu thụ khoảng 60.000-70.000 chiếc/năm, thu hút hàng nghìn lao động, đồng thời đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Bên cạnh những thành tựu mà ngành công nghiệp ô tô mang lại cho đất nước, các doanh nghiệp FDI nói riêng và ngành công nghiệp ô tô nói chung cũng đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Nổi bật nhất là các doanh nghiệp FDI chỉ chú trọng đến việc đầu tư các xí nghiệp lắp ráp các loại xe cao cấp với hàng chục chủng loại khác nhau, làm cho quy mô
sản xuất nhỏ vài nghìn chiếc/năm mà không đầu tư sản xuất các loại xe thông dụng như xe tải nhỏ, xe buýt, xe đặc chủng... Đặc biệt là ít quan tâm đầu tư sản xuất linh kiện phụ trợ mà hoàn toàn nhập khẩu từ bên ngoài về lắp ráp, làm cho tỷ lệ nội địa hoá đạt rất thấp không quá 10%, có doanh nghiệp chỉ đạt 2% nên giá xe lắp ráp tại Việt Nam rất cao, gấp 2-3 lần so với giá xe ô tô cùng loại ở các nước trong khu vực, gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng và cho lợi ích của quốc gia, trái lại lại làm giàu cho các nhà sản xuất nước ngoài.
Hiện nay, sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho nền kinh tế của các nước đều bị suy thoái, nhất là các nước tư bản phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu... nên dòng vốn FDI trên thế giới đang có xu hướng giảm dần. Do đó, việc thu hút nguồn vốn FDI giữa các nước đang phát triển sẽ diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt. Bối cảnh đó đã đặt ra cho nước ta những thách thức lớn trong việc thu hút FDI để tiếp tục đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất nước và phát triển ngành công nghiệp ô tô nói riêng. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI mà chúng ta thu được thật khiêm tốn, còn bộc lộ rất nhiều những mặt hạn chế. Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản để thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô như sau: Tiếp tục hoàn thiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô để làm cơ sở thu hút vốn FDI; Nâng cao năng lực quản lý điều hành của nhà nước đối với FDI; Thu hút FDI để phát triển công nghiệp phụ trợ; Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong cả nước; Tiếp tục hoàn thiện một số chính sách để cải thiện môi trường đầu tư; Nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại; Chú trọng công tác cán bộ quản lý và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật; Đổi mới công tác vận động, xúc tiến đầu tư để đảm bảo đúng định hướng thu hút FDI. Với những giải pháp này sẽ góp phần đưa công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công