Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 27 - 31)

Thứ nhất, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của FDI trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, luôn coi khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế nhiều thành phần và xem nguồn vốn FDI là nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội. Chủ trương thu hút FDI được thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: “Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong năm năm. Mở rộng lĩnh vực địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển

biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI” [13]. Với chủ trương

này, Chính phủ Việt Nam đã tỏ rõ thiện chí và quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, thể hiện ở sự thống nhất về đường lối, cố gắng hoàn thiện hệ thống luật pháp, mở rộng việc

nối kết thị trường thương mại, tài chính, đầu tư; quyết tâm cải cách nền hành chính quốc gia, giảm bớt sự phân biệt đối xử và tiến dần tới một môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cho đến nay chúng ta đã có một hệ thống luật và các văn bản dưới luật về đầu tư nước ngoài, tuy chưa phải hoàn chỉnh nhưng đã đầy đủ hơn, có tác dụng khuyến khích hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các đối tác trong nước trong việc tham gia đầu tư.

Như vậy, với đường lối và chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là nhân tố cự kỳ quan trọng trong việc thu hút vốn FDI, vì đã tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng, thông thoáng, tạo nềm tin để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm làm ăn lâu dài ở Việt Nam.

Thứ hai, sự ổn định về Kinh tế - Chính trị - Xã hội

Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra một sự ổn định trên cả 3 phương diện: Kinh tế - Chính trị – Xã hội. Đây là một thế mạnh của Việt Nam trong việc cạnh tranh thu hút FDI so với các nước trong khu vực.

Trước hết về kinh tế: Với đường lối đúng đắn, Đảng và Nhà nước ta đã đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, từng bước phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao trong khu vực (tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,6% trong giai đoạn từ năm 1991đến năm 2008), đảm bảo nền tài chính tiền tệ ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát.

Hai là, về chính trị: Đảng và Nhà nước ta kiên định theo đường lối đổi mới, phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo chiến lược kinh tế mở. Do đó, đường lối chính trị của nước ta luôn luôn ổn định, cởi mở và thông thoáng, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ba là, về xã hội: chúng ta luôn giữ vững sự ổn định về mặt xã hội, không cò thù

hằn dân tộc, không có khủng bố, tất cả các dân tộc đều đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Từ người dân trong nước đến kiều bào ở nước ngoài đều hướng về cội nguồn, chung sức, chung lòng xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp để sánh vai với các cường quốc năm châu. Do có sự ổn định về xã hội nên các nước đã tôn vinh Hà Nội là Thủ đô của Hoà Bình.

Như vậy, trong bối cảnh bất ổn chung toàn cầu và xu hướng bất ổn chính trị – xã hội tăng lên ở một số nước trong khu vực, Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự ổn định về Kinh tế - Chính trị – Xã hội là một lợi thế đặc biệt của Việt Nam, lợi thế này mang lại cho Việt Nam sức hấp dẫn đầu tư, vị thế và uy tín không ngừng được nâng cao, cho nên trong những năm qua chúng ta đã kêu gọi được hầu hết các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới vào Việt Nam.

Thứ ba, về điều kiện tự nhiên

Việt Nam có một vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam á, nằm ở trung tâm khu vực tăng trưởng, phát triển cao và năng động nhất thế giới, với hai cực tăng trưởng mạnh nhất là Trung Quốc và ấn Độ – Đây là hai nước có ngành công nghiệp ô tô đang phát triển mới nổi trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Cộng thêm vào đó, nước ta có bờ biển dài, nằm tại tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới, càng làm tăng thên giá trị chiến lược của Việt Nam - Đó là lợi thế đặc thù của nước ta được các nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đánh giá rất cao.

Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú về dầu mỏ, các loại khoáng sản (quặng sắt, bô xít nhôm, kim loại màu, qặng đồng..) cát trắng, cao su thiên nhiên… Chỉ tính riêng dự trữ lượng quặng sắt ở mỏ Thạch Khê - Hà Tĩnh đã lên tới 265,6 triệu tấn, về xuất khẩu cao su Việt Nam đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Đây là những nguồn tài nguyên thô, nếu công nghiệp phụ trợ phát triển, chúng ta sẽ chủ động được nguồn vật tư cho công nghiệp ô tô như: chất dẻo từ dầu mỏ, gang thép, hợp kim màu, kính an toàn, cao su kỹ thuật… từ đó chế tạo ra nhiều linh kiện trang trí nội thất, các loại đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng, săm lốp, giăng, dây cu roa, đệm ghế… Các nước Nhật Bản, Hàn Quốc là những cường quốc về ô tô nhưng lại thiếu nguồn tài nguyên này nên phải nhập khẩu. Còn đối với Việt Nam, đây là lợi thế cạnh tranh về nguồn tài nguyên dồi dào cho ngành công nghiệp ô tô.

Thứ tư, về dân số và nguồn lao động

Hiện nay dân số Việt Nam có hơn 86 triệu người, là quốc gia đông dân đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam A' (chỉ sau Indonesia, vượt cả Philippin và Thái Lan) và thứ 13

trên thế giới. Với số dân này, Việt Nam còn là một thị trường tiềm năng đầy triển vọng cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô. Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, giá nhân công thấp, có nền tảng cơ bản về giáo dục phổ thông cơ sở nên có khả năng tiếp thu công nghệ mới. Đây cũng là một lợi thế trong phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp ô tô, một ngành đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao. Thực tế trong những năm qua đã cho thấy, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp ô tô khá hài lòng về nguồn lao động trẻ, thông minh và sáng tạo của chúng ta.

Thứ năm, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam đang tăng cường hội nhập, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam luôn kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế theo phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng

đồng quốc tế”. Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện trên trường quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, trong đó có ngành công nghiệp ô tô. Hơn nữa, Việt Nam là thành viên ASEAN, đã tham gia Hiệp định AFTA, vì vậy có những lợi thế trong việc tham gia Chương trình Hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO). Khi một nước được một đối tác thương mại thừa nhận về AICO thì thuế đánh vào các sản phẩm xuất khẩu sẽ giảm xuống còn 0-5%. Vị thế AICO được sử dụng cho các chi tiết bộ phận của ô tô trong các quốc gia ASEAN. Các nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã khai thác lợi thế này có hiệu quả trong công nghiệp ô tô, đặc biệt là về công nghiệp phụ trợ để có khả năng đạt quy mô sản xuất kinh tế. Các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam cũng rất coi trọng cơ chế ưu đãi trong AICO để thiết lập các cơ sở sản xuất linh phụ kiện ô tô trong nước.

Tóm lại, Việt Nam không chỉ có lợi thế về vị trí địa lý, giá lao động rẻ, nguồn nhân lực dồi dào, hệ thống pháp luật chính sách có định hướng cởi mở và một thị trường với 86 triệu dân đang trên đà phát triển mà còn có lợi thế hết sức quan trọng là sự ổn định về chính trị - xã hội, tạo ra sự an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất ô tô nói riêng.

1.2. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước trong khu vực vào ngành công nghiệp ô tô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)