Những bài học rút ra từ kinh nghiệm thu hút FDI của các nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 38 - 41)

Từ những thành công của các quốc gia đi trước trong việc thu hút FDI để phát triển ngành công nghiệp ô tô, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, qua kinh nghiệm của Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc có thể thấy rằng

cả 3 quốc gia này đều có chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện ô tô, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà cả thị trường thế giới. Do vậy, việc phát triển ngành công nghiệp ô tô của các nước đều phải dựa vào việc thu hút FDI từ các nước công nghiệp phát triển có các hãng chế tạo ô tô hàng đầu của thế giới, chủ yếu là Nhật Bản.

Thứ hai, qua kinh nghiệm của các nước, có thể thấy vai trò của Nhà nước trong phát triển công nghiệp ô tô là hết sức quan trọng. Nếu Nhà nước không quan tâm thì việc xây dựng được một ngành công nghiệp ô tô là rất khó khăn. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hoạch định ra chiến lược, các chính sách đối với ngành công nghiệp ô tô, phù hợp với bối cảnh thế giới, khu vực và hoàn cảnh cụ thể của đất nước.

Thứ ba, nhìn chung, ngành công nghiệp ô tô của các nước đều trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao: từ lắp ráp trên cơ sở các hợp đồng mua bản quyền thiết kế, liên

doanh, liên kết với các hãng ô tô lớn của thế giới để từng bước đi đến sản xuất và xuất khẩu. Các chính sách của Chính phủ đầu tiên là bảo hộ thông qua các chính sách thuế và các quy định kỹ thuật sau dần chuyển sang tự do hoá.

Bảng 1.4:Các bước đi của ngành công nghiệp ô tô ở các nước ASEAN

Bước 1: Những năm 60 Bước 2: Những năm 70 Bước 3: Những năm 80 Bước 4: Những năm 90 Phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước

Bắt đầu sản xuất chi tiết và bộ phận ở trong nước Đẩy mạnh sản xuất các chi tiết là bộ phận ở trong nước Coi trọng tự do cạnh tranh và thị trường tự do

Giai đoạn của chính sách bảo hộ và phát triển Giai đoạn khuyến khích tự do cạnh tranh

Nguồn: Bộ Công Thương.

Trong bản Quy hoạch tổng thể phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010 xác định: “Công nghiệp ô tô của Việt Nam cũng sẽ trải qua 4 bước như ASEAN, hoặc có những ưu tiên bảo hộ hơn, tự do trong khuôn khổ và có kiểm soát của Nhà nước, không

cạnh tranh hỗn loạn” [34]. Hiện nay, công nghiệp ô tô Việt Nam đang ở giai đoạn đầu

với bước một là đang phát triển công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước và chuẩn bị cho bước hai là bắt đầu sản xuất chi tiết và bộ phận trong nước, tức là Việt Nam chậm hơn các n- ước ASEAN khoảng hơn 30 năm trong công nghiệp ô tô, tuy nhiên quãng thời gian của các bước, Việt Nam có thể rút ngắn hoặc kéo dài, chính là do chính sách của chúng ta quyết định.

Thứ tư, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cần tập trung vào phát triển và nâng cao

trình độ công nghệ sản xuất phụ tùng, linh kiện ô tô, chủ động thu hút các nguồn vốn FDI để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như kinh nghiệm của Thái Lan. Để có thể thu hút FDI trong phát triển công nghiệp ô tô, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ, Chính phủ Thái Lan đã tăng cường các biện pháp khuyến khích đầu tư và đang nỗ lực thiết lập một môi trường đầu tư hấp dẫn. Chính phủ Thái Lan cũng thiết lập một cơ cấu thuế quan

phù hợp, đưa ra một bảng tỷ lệ thuế chi tiết và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực. Các biện pháp này là những thực tiễn đáng quý mà Việt Nam cần học hỏi.

Thứ năm, tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư với các hình thức đa

dạng như quảng cáo, tuyên truyền, chủ động kêu gọi các nhà đầu tư, nước ngoài như kinh nghiệm của ba nước. Việt Nam nên chú trọng đến hoạt đéng marketing FDI, đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Cả ba nước Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia là những quốc gia có nền công nghiệp phụ trợ phát triển, đều đầu tư không ít tiền của và thực hiện rất tốt hai hoạt động này. Trong khi đó, một trong những điểm được đánh giá là yếu nhất của Việt Nam là khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D).

Thứ sáu, quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam khác hoàn toàn

so với Trung Quốc, nhưng Việt Nam và Trung Quốc có một điểm chung là có cùng mục tiêu thực hiện “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Do đó, Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc: lúc đầu thu hút FDI để lắp ráp các sản phẩm ô tô theo thiết kế chế tạo gốc của chính hãng; sau đó thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ để sản xuất ô tô tại Trung Quốc, nhưng vẫn giữ nguyên thương hiệu gốc của các tập đoàn nước ngoài; tiến thêm một bước nữa, gần đây Trung Quốc đã sản xuất rất nhiều loại ô tô do Trung Quốc tự thiết kế và mang thương hiệu riêng của Trung Quốc.

Tóm lại, qua phân tích kinh nghiệm của ba nước: Thái Lan, Malaysia và Trung quốc, có thể thấy rằng nếu không thu hút FDI thì cả ba quốc gia này đều không có ngành công nghiệp ô tô phát triển như hiện nay. Nhưng mỗi quốc gia đều có cơ chế, chính sách và các giải pháp khác nhau để thu hút nguồn vốn này. Tham khảo một cách có phê phán và chọn lọc những bài học kinh nghiệm là yêu cầu cần thiết, bổ ích cho công tác thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI ở Việt Nam.

Chương 2

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)