* Tình hình thực hiện vốn đầu tư
Tính đến năm 2004, các dự án liên doanh lắp ráp và sản xuất ô tô đang hoạt động với tổng số vốn đầu tư thực hiện đạt 432,652 triệu USD, bằng 74,9% tổng số vốn đăng ký 574,729,4 triệu USD [4].
Bảng 2.2: Vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI
Đơn vị: Triệu USD
Stt Tên doanh nghiệp
Tổng vốn đầu tư % Thực hiện (3)=(2)/(1) Đăng ký (1) Thực hiện (2)
1 Công ty ô tô Toyota 89,6 110,627 123,5 2 Công ty liên doanh Vindaco 32 12,914 40,3 3 Công ty TNHH Ford Việt Nam 102,7 72 70 4 Công ty liên doanh VMC 58 25 43,1 5 Công ty liên doanh Hino Motors
Việt Nam
17,03 8,84 51,9 6 Công ty ô tô Việt Nam – Daewoo
(Vidamco)
32,229 30 93 7 Công ty liên doanh Suzuki Việt
Nam
34,175 30 87,78 8 Công ty ô tô Isuzu Việt Nam 50 23,92 47,84 9 Công ty LD Mercedes – Benz 70 30,356 43,36 10 Công ty ô tô Mê Kông 35,995 35,995 100 11 Công ty liên doanh VinaStar 53 53 100
Tổng 574,729 432,652 74,9
Nguồn: Bộ Công nghiệp.
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 cho thấy, đi đầu trong việc triển khai dự án là công ty ô tô Toyota Việt Nam với tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án đạt 123,5%. Có 2 công ty đạt tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện 100% là công ty ô tô Mêkông và công ty liên doanh Vinastar. Có 6 công ty đạt tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện ở mức cao như: công ty ô tô Việt Nam – Daewoo
(Vidamco) đạt 93%, công ty liên doanh Suzuki đạt 87,78%, công ty TNHH Ford Việt Nam đạt 70%. Vởy có 7 trên tổng số 11 liên doanh có tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án đạt mức trên 50%.
Hiện nay, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI đã đạt hơn 80% vốn đăng ký. Hầu hết các dự án đã thực hiện góp toàn bộ vốn pháp định (trừ một số các dự án mới cấp phép năm 2005 và năm 2006). Như vậy, so với tình hình thực hiện các dự án có nhân tố nư- ớc ngoài khác ở Việt Nam, vốn thực hiện trong các dự án ô tô chiếm hơn 80% vốn đăng ký là tỷ lệ tương đối cao, điều đó cho thấy tinh thần thiện chí của các bên nước ngoài khi tham gia liên doanh.
* Về sản lượng sản xuất
Biểu đồ 2.1: Sản lượng ô tô của các doanh nghiệp FDI từ năm 1998-2008
6,000 7,000 13,934 13,934 19,556 26,873 42,556 43,352 39,427 40,897 50,952 67,597 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nguồn: Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam - VAMA.
Theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam, sản lượng ô tô do các
doanh nghiệp FDI sản xuất biến động qua các năm. Vào năm 1998 mới chỉ sản xuất được 6.000 chiếc, đến năm 2004 đạt được sản lượng rất cao là 43.352 xe, nhưng đến năm 2005 sản lượng giảm đi chỉ đạt 39.427 xe. Từ năm 2006 trở đi, số lượng xe do các doanh nghiệp FDI lắp ráp tăng lên liên tục ở mức độ cao như: năm 2006 đạt 40.897 xe, năm 2007 đạt
50.952 xe và đến năm 2008 đạt sản lượng cao nhất từ khi bắt đầu sản xuất tới nay là 67.597 xe [16].
* Về doanh thu bán hàng
Tính đến năm 1996 có 7 trên tổng số 8 liên doanh đi vào hoạt động đều bị thua lỗ. Duy nhất có công ty liên doanh VMC là làm ăn có lãi, đạt 2.441.787 USD. Đến năm 1997, tình hình vẫn chưa có gì khả quan. Con số doanh nghiệp làm ăn có lãi vẫn chỉ là một, nhưng tổng số liên doanh thua lỗ lại tăng lên 9, do có thêm 2 liên doanh mới đi vào hoạt động.
Thời kỳ 1998-1999, đã có 3 doanh nghiệp làm ăn có lãi trong 2 năm liên tiếp, đó là công ty ô tô Toyota, công ty liên doanh Suzuki và công ty liên doanh ô tô Vinastar với tổng số lãi lần lượt là: 7.600 triệu USD, 7.323 triệu USD và 1.222 triệu USD.
Nếu xem xét cả thời kỳ từ 1996 đến 30-6-2001 thì số xe các liên doanh đã bán ra trên thị trường là 48.222 xe trong tổng số 50.480 xe đã được lắp ráp tại Việt Nam kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư. Tổng doanh thu bán sản phẩm trong thời gian này là 1.141.396 triệu USD và tổng số lỗ là 10.564.774 USD. Như vậy, chỉ có 3 trên tổng số 11 liên doanh làm ăn có hiệu quả là: công ty ô tô Toyota, công ty liên doanh VMC và công ty liên doanh Suzuki. Bởi vì tổng lãi của cả thời kỳ là những con số dương, cụ thể là: 18.695.000 USD; 1.462.578 USD và 11.093.000 USD. Còn các liên doanh còn lại phần lớn làm ăn đều không có lãi.
Nhưng đến 30-6-2002, tổng doanh thu bán sản phẩm của các doanh nghiệp FDI là 1.831,933 triệu USD và tổng lãi là 24,413 triệu USD. Trong 11 doanh nghiệp FDI đang hoạt động thì có 6 doanh nghiệp có lãi và 5 doanh nghiệp thua lỗ. Công ty ô tô Toyota Việt Nam có lãi nhiều nhất là 29,457 triệu USD, riêng công ty Mêkong lỗ luỹ kế hơn 18 triệu USD.
Từ năm 2004 trở đi, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều kinh doanh có lãi, cụ thể: năm 2003 bán được 42.556 xe, năm 2004 bán được 43.352 xe, năm 2005 bán được 39.427 xe, bằng 90% so với năm 2004 và năm 2006 bán được 40.897 xe, tăng 1% so với năm 2005. Kể từ khi bắt đầu hoạt động cho đến hết năm 2006, các doanh nghiệp FDI đã tiêu thụ được khoảng 270.000 chiếc ô tô các loại [3].
Tính đến thời điểm hiện nay, tất cả 12 doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam đều có lãi (trừ các doanh nghiệp đang triển khai dự án). Điều này cho thấy, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô ở Việt Nam đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài rất mong muốn được hợp tác làm ăn lâu dài ở Việt Nam.
*Về tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm:
Về mặt chất lượng, một số doanh nghiệp FDI đã được chứng nhận các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000 hoặc hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tương đương TQM, QS 9000 như: công ty ô tô Toyota (TQM), công ty TNHH Ford (QS 9000), công ty Vinastar Motors (ISO 9001-2000), công ty liên doanh Mecerdes Benz (ISO 9001 - 2000) ...
Về môi trường cũng có khá nhiều công ty liên doanh đã được các tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ ISO 14000 như: công ty TNHH Ford Vietnam, công ty ô tô Toyota Vietnam, công ty ô tô Vindaco GM, công ty liên doanh VMC. Tuy nhiên vẫn còn có một số doanh nghiệp FDI chưa đạt được các điều kiện để được cấp chứng chỉ về hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và môi trường. Đơn cử như trường hợp công ty ô tô JRD Việt Nam đã chôn 5 thùng hoá chất lỏng HNO3 thuộc loại hoá chất độc hại với môi trường, thuỷ sinh, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm khi chảy ra đất. Nếu con người hít phải sẽ gây tổn thương phổi, khí quản, họng, mũi. Hoặc một số doanh nghiệp sử dụng các vật liệu sơn ED của Trung Quốc có độc tố chì, gây ô nhiễm môi trường…
Công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp FDI chưa được chú ý đúng mức, hầu như chỉ dựa vào uy tín và trình độ công nghệ sản xuất của nhà đầu tư. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà việc ban hành tiêu chuẩn và việc áp dụng tiêu chuẩn (đặc biệt đối với tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng) còn tách rời với nhau; tính hiệu lực thi hành tiêu chuẩn còn thấp; do đó hiệu quả quản lý dựa trên cơ sở tiêu chuẩn chưa cao, các sản phẩm công nghiệp ô tô chưa đáp ứng tiêu chuẩn vẫn được lưu hành trên thị trường ...