làm cơ sở thu hút vốn FDI
Trước hết cần có sự thống nhất cao về sự cần thiết khách quan và vai trò quan trọng của FDI đối với sự phát triển ngành công nghiệp ô tô để có hành động nhất quán ở các Bộ
Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ khoa Khọc Công nghệ, Bộ xây dựng và các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Cần nhận thức rằng khối các doanh nghiệp FDI là một bộ phận hữu cơ của ngành công nghiệp ô tô và sẽ ngày càng phát triển cùng với tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta vào khu vực và thế giới. Vì vậy, cần xử lý đúng mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài, giữa hợp tác kinh tế quốc tế với an ninh chính trị - kinh tế - quốc phòng, giữa bảo hộ sản xuất và mở cửa hội nhập...
Mặc dù chúng ta đã có bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo
quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 5-10-2004, nhưng sự yếu kém trong công tác quy
hoạch thời gian qua đã dẫn đến tình trạng thu hút FDI kém hiệu quả. Với 16 doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép đầu tư sản xuất, lắp ráp các loại xe cao cấp trong điều kiện thị trường Việt Nam chưa phát triển nên sản lượng tiêu thụ các loại xe do các liên doanh sản xuất, lắp ráp quá ít, công suất huy động thực tế so với công suất thiết kế mới chỉ đạt 30%, dẫn đến thị phần của các liên doanh bị chia nhỏ, không đủ quy mô kinh tế để có thể đầu tư cho sản xuất linh kiện phụ tùng một cách có hiệu quả. Điều đó đã dẫn đến một thực trạng là chỉ có công ty Toyota đạt tỷ lệ nội địa hoá cao nhất khoảng 15%, còn hầu hết các doanh nghiệp FDI đều có chủ trương “án binh bất động“ trong quá trình thực hiện nội địa hoá, ngay cả các hãng lớn như công ty TNHH Ford Việt Nam, công ty liên doanh Vinastar.... đều không thực hiện được cam kết của mình khi được Chính phủ cho phép hoạt động. Do đó chỉ tiêu phấn đấu nội địa hoá đối với loại xe dưới 10 chỗ ngồi trong bản Quy hoạch mà Chính phủ đề ra cho các khối doanh nghiệp FDI trong giai đoạn 2006-2010 chắc chắn sẽ không thể thực hiện được.
Mặt khác, bản Quy hoạch này cũng chưa làm rõ được vai trò và tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong tổng thể nền kinh tế quốc dân và cũng chưa thấy rõ các cơ chế ưu đãi hoặc khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này để thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng hoặc đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, bản Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô cần phải được bổ sung, hoàn chỉnh để làm cơ sở thu hút FDI vào các dự án phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ cho ô tô. Nhà nước cần phải
làm rõ vấn đề này thì việc xây dựng lộ trình mới có tính khả thi và quan trọng hơn là tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ phát triển. Sau khi đã vạch được lộ trình và mục tiêu rồi thì phải xây dựng được các chính sách và cơ chế khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước đối với các nhà đầu tư nước ngoài để họ yên tâm sản xuất kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.