Tình hình cấp Giấy phép đầu tư

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 41 - 44)

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu hình thành sau khi có một số các doanh nghiệp có vốn FDI được cấp phép thành lập như: Công ty ô tô Mekong và công ty liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình (VMC) vào năm 1991. Nhưng mới chỉ sau 5 năm, đến tháng 9-1996 trên toàn quốc đã có tới 14 công ty liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô với hầu hết các hãng nổi tiếng trên thế giới được cấp Giấy phép đầu tư.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết ngày 30-6-2002, đã có 14

dự án lắp ráp ô tô được cấp Giấy phép đầu tư tại Việt Nam. Nhưng trong quá trình thực hiện, có 3 doanh nghiệp do không triển khai hoạt động nên đã bị thu hồi Giấy phép đầu tư

là: Công ty TNHH Chrysler Việt Nam và Công ty kỹ nghệ ô tô Việt Nam – Singapore bị

giải thể theo quyết định ra ngày 6-7-2000 và ngày 18-12-2000; còn Công ty liên doanh ô

tô Nissan Việt Nam được dãn tiến độ đến năm 2003 [9].

Cũng vào tháng 6-2002, Chính phủ ra quyết định ngừng không cấp thêm giấy phép thành lập doanh nghiệp sản xuất xe hơi mới nhằm bảo hộ các liên doanh đã có ở Việt Nam. Bình luận về việc này, Tổng giám đốc công ty Ford Việt Nam, ông Jason Liu

cho rằng: đây là một quyết định phù hợp nhằm động viên các liên doanh hiện có đầu tư thêm để xây dựng nhà máy phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, đầy đủ phương tiện kỹ thuật góp phần nhanh chóng tăng tỷ lệ nội địa hoá ô tô. Theo ông Liu, với quy mô thị trường trong nước, 14 giấy phép đã cấp và 11 nhà máy lắp ráp đang hoạt động đã là quá đủ rồi [41].

Nhưng đến 2005 và 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại cấp thêm Giấy phép cho 6 doanh nghiệp nữa. Trong đó có 4 doanh nghiệp mới được cấp phép trong năm 2005 là:

Công ty ô tô Honda Việt Nam, Công ty ô tô JRD Việt nam, Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công Hàng xuất khẩu Việt Nam - VMEP); Công ty TNHH xe búyt

Daewoo Việt Nam (trong 4 doanh nghiệp này có: 2 doanh nghiệp trước đây sản xuất xe

gắn máy nay bổ sung mục tiêu sản xuất ô tô là Công ty ô tô Honda Việt Nam và Công ty

liên doanh VME). Hai doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư năm 2006 là Công ty liên

doanh ô tô Việt San và công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam.

Đến tháng 12-2007 lại có 1 doanh nghiệp nữa chính thức giải thể sau 12 năm hoạt động là Công ty liên doanh Vidanco Daihatsu (Vindaco) (xem bảng 2.1).

Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2009, Việt Nam có 20 doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép đầu tư. Nhưng trong qúa trình hoạt động có 4 doanh nghiệp bị giải thể. đó là:

Công ty TNHH Chrysler Việt Nam giải thể năm 2000

Công ty kỹ nghệ ô tô Việt Nam – Singapore giải thể năm 2000 Công ty liên doanh ô tô Nissan Việt Nam giải thể năm 2003

Công ty sản xuất ô tô Vietindo Daihatsu (Vindaco) giải thể năm 2007.

Hiện nay còn 16 doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép đầu tư, nhưng chỉ có 12 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó công ty Honda Việt Nam bắt đầu sản xuất từ năm 2006), còn 4 doanh nghiệp đang triển khai xây dựng nhà máy là: Công ty TNHH xe Buýt Daewoo Việt Nam, Công ty liên doanh VMEP và Công ty liên doanh sản xuất ô tô Việt

San và công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp FDI đều sản

xuất, lắp ráp các loại xe cao cấp (gồm có xe con, xe du lịch, xe tải, xe khách) và chỉ có 2 doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp xe tải hạng nặng là công ty liên doanh Hino Motors Việt Nam và công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam.

Bảng 2.1: Danh mục các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô được cấp Giấy phép đầu tư

Stt Tên liên doanh Số giấy phép

Ngày cấp Tỷ lệ đóng góp vốn

1 Công ty ô tô Mêkong 208/GP22-6- 1991

Nhật Bản 51%, Hàn Quốc 19%, Việt Nam 30%

2 Liên doanh sản xuất ô tô Hoà Bình (VMC)

228/GP 19-8-1991

Philippin 55%, Nhật Bản 15%, Việt Nam 30%.

3 Công ty ô tô Việt Nam – Daewoo (VIDAMCO)

744/GP 14-12-1993

Hàn Quốc 100%. 4 Công ty liên doanh sản

xuất ô tô Ngôi sao (VINAstar)

847/GP 23-4-1994

Nhật Bản 50%, Malaysia 25%, Việt Nam 25%.

5 Công ty liên doanh Mercedes- Benz Việt Nam (MBV)

1205/GP 14-4-1995

Đức 70%, Việt Nam 30%.

6 Công ty ô tô Vietindo

Daihatsu (VINDACO)- Giải thể năm 2007 1206/GP 14-4-1995 Nhật Bản 28%, Indonesia 39%, Việt Nam 33%.

7 Công ty liên doanh Suzuki Việt Nam

1212/GP 21-4- 1995

Nhật Bản 70%, Việt Nam 30%.

8 Công ty ô tô Isuzu Việt Nam

16/GP 19-10- 1995

Nhật Bản 70%, Việt Nam 30%.

9 Công ty TNHH Ford Việt Nam

1365/GP 5-9- 1995

Mỹ 75%, Việt Nam 25%. 10 Công ty ô tô Toyota Việt

Nam 1367/GP 5-9- 1995 Nhật Bản 80%, Việt Nam 20%. 11 Công ty TNHH Chrysler Việt Nam 1366/GP 5-9- 1995 Mỹ 70%, Việt Nam 30%

(Giải thể năm 2000)

12 Công ty kỹ nghệ ô tô Việt

Nam- Singapore (Giải thể

năm 2000)

1500/GP 16-2-1996

Singapore 70%, Việt Nam 30%.

13 Công ty liên doanh ô tô

Nissan Việt Nam (Giải thể năm 2003)

1687/GP 30-9-1996

Việt Nam 25%, Nhật Bản và Malaysia 75%.

14 Công ty liên doanh Hino Motors Việt Nam

1599/GP 18-5-1996

Nhật Bản 67%, Việt Nam 33%,

15 Công ty ô tô JRD Việt Nam 2005 Malaysia 100% 16 Công ty ô tô Honda Việt

Nam 1513/GP 2005 Nhật Bản 70%, Việt Nam 30%. 17 Công ty TNHH xe Buýt Daewoo Việt Nam

2005 Hàn Quốc 100%

18 Công ty liên doanh VMEP 2005 Đài Loan 70%, Việt Nam 30%

19 Công ty liên doanh sản xuất ô tô Việt San

2006 Hàn Quốc 70%, Việt Nam 30%.

20 Công ty TNHH ô tô Huazhong Việt Nam.

2006 Trung Quốc 100%

Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)