Nguyên nhân của những thành tựu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 58 - 59)

Thứ nhất, do sớm nhận thức và đổi mới con đường phát triển của ngành công

nghiệp ô tô Việt Nam

Với đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước do Đại hội VIII của Đảng đề ra, Chính phủ Việt Nam đã quyết định xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đi từ lắp ráp đến nội địa hoá. Ngày 14-11-1994 trong văn bản số 2308/UB-TĐ hướng dẫn về

đầu tư lắp ráp, sản xuất ô tô ở Việt Nam do của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư

(nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Bộ công nghiệp nặng ban hành có 5 yêu cầu cơ bản: Một là, Các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất ô tô phải là các hãng sản xuất ô tô có năng lực tài chính, công nghệ về ô tô. Các công ty thương mại có thể góp vốn đầu tư.

Hai là, Chính phủ Việt Nam khuyến khích đầu tư theo hình thức liên doanh

Ba là, Các dự án phải có chương trình nội địa hóa sản phẩm tại Việt Nam, chậm nhất từ năm thứ 5 kể từ khi sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hoá ít nhất 5% (tính theo giá trị), đến năm thứ 10 phải đạt ít nhất 30% tỷ lệ nội địa hoá.

Bốn là, Các dự án phải có cam kết cụ thể về chuyển giao công nghệ, đào tạo người Việt Nam về các mặt quản lý, chuyên môn kỹ thuật, công nghệ.

Năm là, Các dự án có chương trình xuất nhập khẩu sản phẩm hoặc linh kiện phụ tùng thì sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế.

Chính từ văn bản này đã định hướng cho việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, từ đó mở ra một trang mới cho ngành công nghiệp ô tô phát triển trong những năm qua. Trước đây, quan điểm xây dựng ngành công nghiệp ô tô của Chính phủ Việt Nam từ thủa sơ khai là đi từ sản xuất phụ tùng cơ bản rồi nâng dần lên sản xuất ô tô hoàn chỉnh đã không có tính thực tiễn thì nay đã được thay thế bởi con đường đi từ lắp ráp ô tô thông qua liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để rồi tiến hành từng bư- ớc nội địa hoá sản xuất phụ tùng và xuất khẩu.

Với mục đích thu hút đầu tư, đồng thời tranh thủ cơ hội đầu tư nước ngoài để có thể góp sức xây dựng một ngành công nghiệp mạnh, theo kịp các nước trong khu vực, chúng ta luôn coi ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành trọng điểm, cần được ưu tiên phát triển. Những kết quả đạt được về hoạt động FDI trong ngành công nghiệp ô tô thời gian qua đã chứng minh cho sự đúng đắn của quá trình đổi mới tư duy, quan điểm, đường lối và các chính sách thu hút FDI của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thứ hai, rút kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển ngành công nghiệp ô

Các nước ASEAN và các nước công nghiệp mới ở châu á (NIEs) xây dựng ngành công nghiệp ô tô từ những năm 60 - 70 tức là 40 - 50 năm trước đây, sớm nhất là Hàn Quốc, Đài Loan và sau này là Thái Lan, Malaysia... Đối với những nước này có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam và có điểm chung với Việt Nam là đều từ những nước kinh tế kém phát triển, phải dựa vào nguồn vốn FDI để phát triển ngành công nghiệp ô tô. Là nước đi sau, Việt Nam đã rút ra được những bài học kinh nghiệm thành công của các nước trong khu vực để phát triển ngành công nghiệp ô tô của mình, đồng thời cũng thấy được những thất bại của họ để không vấp phải những sai lầm đó.

Thứ ba, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút FDI

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài với mức thu hút FDI trong năm 2007 là 21,3 tỷ USD và năm 2008 là 64 tỷ USD. Việt Nam có môi trường Kinh tế - Chính trị - Xã hội ổn định và có một vị trí chiến lược ở khu vực Đông Nam á với nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp ô tô như: nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển công nghiệp luyện kim, cung cấp vật liệu chất dẻo cho sản xuất ô tô; nguồn lao động trẻ dồi dào, có trình độ và sáng tạo trong tiếp thu công nghệ mới. Đặc biệt, đất nước của 86 triệu dân với mức tăng trưởng khá cao về kinh tế đang tạo ra một thị trường lớn cho ngành công nghiệp ô tô.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)