Xây dựng định hướng cụ thể cho phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 79 - 83)

Nam

Chính phủ Việt Nam coi ngành công nghiệp sản xuất ô tô là một trong những ngành then chốt đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thời gian và các phương thức lựa chọn phát triển ngành này đang dần bị thu hẹp khi các cam kết khu vực và quốc tế của Việt Nam tăng lên cùng với tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh như hiện nay, rất cần đưa ra chính sách định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô theo hướng tiết kiệm và hiệu quả, có thể vừa thoã mãn nhu cầu trong nước vừa làm lợi cho quốc gia.

Một là, Nhà nước tập trung chỉ đạo xây dựng các trung tâm công nghiệp ô tô thuộc

các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở phát huy tiềm lực các doanh nghiệp cơ khí hiện có. Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, liên doanh để hình thành các cơ sở sản xuất ô tô và phụ tùng theo quy mô công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong công nghiệp ô tô Việt Nam.

Hai là, khuyến khích việc nâng cao tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp ô tô Việt

Nam. Tập trung xây dựng lĩnh vực sản xuất phụ tùng, đặc biệt là chế tạo động cơ ô tô với trình độ công nghệ cao. ưu tiên đầu tư vào khâu nâng cao khả năng tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ, tạo năng lực thực sự cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Ba là, xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp ô tô Việt Nam có sức cạnh tranh, phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và an toàn giao thông.

Bốn là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ và khuyến khích các

doanh nghiệp xuất khẩu phụ tùng ô tô cũng như tham gia có hiệu quả các Chương trình Hợp tác công nghiệp trong khu vực (AICO).

Năm là, thông qua sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, ngành cơ khí Việt Nam

và các ngành công nghiệp hỗ trợ khác như ngành hóa chất, cao su, nhựa, chất dẻo, điện, điện tử, vật liệu mới... có điều kiện được thúc đẩy phát triển.

* Về định hướng sản lượng và cơ cấu sản phẩm

Để phù hợp với nhu cầu thị trường và mức sống của Việt Nam, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hình thành ba loại sản phẩm: xe ô tô phổ thông, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô cao cấp.

- Đối với các loại xe ô tô phổ thông gồm có các loại: chủ yếu là xe tải cỡ nhỏ và

trung bình, xe con phổ thông từ 4-9 chỗ ngồi, xe chở khách nhỏ liên huyện, liên xã, xe buýt đường dài liên tỉnh…. Đây là loại xe có động cơ, hệ thống truyền động tương tự như xe cao cấp do các liên doanh sản xuất, nhưng có hình thức và tiện nghi giản đơn, giá hạ, phục vụ cho thị trường trong nước. Trước hết là các nhu cầu vận tải nhỏ hàng hóa, nông sản, trên các tuyến đường xã, liên huyện, liên tỉnh, phục vụ giao thông công cộng cho người dân ở các thành phố, đô thị và cho nhu cầu đi lại của người dân với mức sống thấp và trung bình ở nông thôn và vùng núi.

Xe ô tô khách, ô tô buýt: Phục vụ vận tải hành khách công cộng, bao gồm ô tô từ 10

chỗ ngồi trở lên. Dự kiến sản lượng đến năm 2010 đạt 36.000 xe, đáp ứng trên 80% nhu cầu thị trường trong nước. Tỷ lệ nội địa hoá đạt 60% vào năm 2010. Riêng tỷ lệ nội địa hoá đối với động cơ đạt 50% vào năm 2010.

Xe ô tô tải: Phục vụ vận tải hàng hoá, khai thác mỏ, công nghiệp - xây dựng... ,

chủ yếu là các loại xe tải cỡ nhỏ và trung bình, một phần là xe tải lớn (trọng tải đến 20 tấn). Dự kiến sản lượng ô tô tải đến 2010 đạt 127.000 xe, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu thị trường. Tỷ lệ nội địa hoá đạt khoảng trên 60% vào năm 2010.

Xe con 4 - 9 chỗ ngồi: Là các loại xe có kết cấu tương tự như xe do các doanh nghiệp FDI đang sản xuất (minibus, xe việt dã...) nhưng hình thức và tiện nghi đơn giản hơn, giá phù hợp với sức mua trong nước.

Dự kiến sản lượng đến năm 2010 đạt 10.000 xe, đáp ứng khoảng 15% nhu cầu thị trường. Nếu tính cả sản lượng ô tô đến 9 chỗ ngồi do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất, lắp ráp thì sẽ đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước). Tỷ lệ nội địa hoá của xe con thông dụng đạt trên 50% đến năm 2010.

- Đối với nhóm các loại xe chuyên dùng gồm có các loại: xe đông lạnh, xe quét đường, xe hút bùn, xe chuyên chở vật liệu xây dựng (xe ben, xe chở xi măng bột, xe trộn bê tông…), xe cần cẩu, xe sửa chữa điện, xe cấp cứu, xe khoan, xe đào, xe bưu điện, xe chở tiền, ôtô cứu thương, cứu hỏa, xe chở rác, xe chở nhiên liệu lỏng (xăng, dầu, khí ga,…), xe sấy các sản phẩm nông nghiệp,…

Trên cơ sở khung gầm gắn động cơ (ô tô chassis) nhập khẩu hoặc trong nước chế tạo, khuyến khích và phối hợp với các cơ sở cơ khí tổ chức sản xuất các loại xe chuyên dùng có tải trọng từ 500 kg đến 10 tấn phục vụ nhu cầu trong nước. Việc sản xuất các loại xe chuyên dùng, đặc chủng sẽ giúp Việt Nam có thể cạnh tranh được với các cường quốc ô tô trên thế giới, vì sản lượng nhỏ, nguồn vốn đầu tư ít, giá xe Việt Nam sẽ thấp hơn so với giá xe các nước công nghiệp phát triển.

Dự kiến sản lượng đến năm 2010 đạt 6.000 xe, đáp ứng trên 60% nhu cầu thị trường. Tỷ lệ nội địa hoá của xe ô tô chuyên dùng đạt 60% vào năm 2010.

Như vậy, dòng xe phổ thông và xe chuyên dùng sẽ là sản phẩm chính của công nghiệp ôtô Việt Nam bên cạnh các loại xe cao cấp của các liên doanh FDI sẵn có. Các loại xe này chủ yếu sẽ do ngành Cơ khí trong nước sản xuất và lắp ráp (bước đầu mua động cơ, hộp số, hệ truyền động và các bộ phận chuyên dùng từ bên ngoài), sau sẽ tự sản xuất, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, tiến tới sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt Nam. Các loại xe phổ thông và xe chuyên dùng này trước hết phục vụ thị trường nội địa, sau đó là xuất khẩu sang các nước đang phát triển Nam Mỹ, Châu Phi, Trung Cận Đông và ASEAN. Công nghiệp ô tô Việt Nam bắt đầu từ các loại xe phổ thông và xe chuyên dùng, dần tiến đến các loại xe cao cấp khi mức sống đã cao và thị trường nội địa đủ lớn.

- Đối với nhóm các loại xe cao cấp sẽ do các doanh nghiệp FDI sản xuất.

* Về các dự án đầu tư

Nhằm đảm bảo tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá cao trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và từng bước xuất khẩu phụ tùng và ô tô, các dự án đầu tư mới để thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam từ nay đến 2010, tầm nhìn đến 2020 được dự kiến như sau:

Bảng 3.4: Các dự án cần đầu tư

Stt Các loại xe Số dự án Công suất thiết kế

1 Sản xuất xe con phổ thông

(Loại xe 6-9 chỗ ngồi)

01 6.000 – 8.000 xe/năm

2 Sản xuất xe khách 04

Loại xe 10 – 16 chỗ ngồi 02 12.000 – 15.000 xe/năm Loại xe 17-25 chỗ ngồi 01 6.000 xe/năm

Loại xe 26-46 chỗ ngồi Không cần đầu tư thêm Loại xe trên 46 chỗ ngồi 01 3.000 xe/năm

3 Sản xuất xe tải 09

Loại xe đến 2 tấn 02 12.000 – 15.000 xe/năm Loại xe trên 2 tấn – 7 tấn 03 13.000 – 15.000 xe/năm Loại xe trên 7 tấn – 20 tấn 03 13.000 – 15.000 xe/năm Loại xe trên 20 tấn 01 1.500 – 2.000 xe/năm

4 Sản xuất xe chuyên dùng 04 2.000 - 3.000 xe/năm

5 Sản xuất động cơ ô tô 02 2010 đạt 40.000 – 50.000 động

cơ/năm

2020 đạt 80.000 – 100.000 động cơ/năm

* Về nguồn vốn đầu tư

Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và phụ tùng ô tô như sau:

Giai đoạn 2001 - 2010: khoảng 16.000 - 18.000 tỷ đồng. Để thực hiện vốn đầu tư của

các dự án, hều hết các chủ đầu tư đều giải quyết vốn theo các nguồn sau: Vốn tự huy động của các doanh nghiệp; vốn vay ngân hàng thương mại; vốn đầu tư nước ngoài; vốn vay ưu đãi của Nhà nước (chỉ dành cho các dự án trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ quyết định và dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định hiện hành).

Giai đoạn 2010 - 2020: ước tính khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng. Nguồn vốn: chủ

yếu là vốn tự huy động của doanh nghiệp, vốn vay thương mại và vốn nước ngoài.

3.1.4. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô từ nay đến 2010, tầm nhìn đến 2020

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 79 - 83)