Thu hút FDI để phát triển công nghiệp phụ trợ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 92 - 94)

Trước hết, về mặt quan điểm cần khẳng định rằng phát triển ngành công nghiệp ô tô ở nước ta là rất cần thiết. Tuy nhiên, phát triển ngành công nghiệp ô tô trong điều kiện hiện nay không đồng nghĩa với việc chúng ta phải cố gắng bằng mọi giá để có được những chiếc ô tô mang nhãn hiệu riêng của mình “made in Vietnam”. Sản phẩm của

ngành công nghiệp ô tô bao gồm cả ô tô thành phẩm và các bộ phận của chúng, các linh phụ kiện. Từ thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước ta trong những năm vừa qua và kinh nghiệm của các nước trong khu vực cho thấy, để có thể phát triển được ngành công nghiệp ô tô nước ta trong tương lai phải xuất phát từ việc củng cố, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô.

Sản xuất phụ tùng (chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận) là vấn đề cốt lõi của sản xuất ô tô. Nếu chỉ đầu tư vào các liên doanh lắp ráp ô tô như hiện nay thì dù có lắp ráp được bao nhiêu ô tô đi chăng nữa cũng vẫn luôn phụ thuộc sự cung cấp phụ tùng của nhà sản xuất chính gốc và không bao giờ làm chủ được sản xuất trong công nghiệp ô tô. Để có một ngành công nghiệp ô tô mạnh, đủ sức cạnh tranh khi hội nhập, nhất thiết cần có sự hợp tác với các nhà sản xuất chính gốc (OEM) để tiếp thu chuyển giao công nghệ từ khâu thiết kế sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật đến bí quyết công nghệ chế tạo. Vai trò của các công ty đa quốc gia (TNC) trong đầu tư là rất lớn. TNC đầu tư ở đâu thường kéo theo nó là các công ty con, những nhà sản xuất linh kiện phụ trợ cho chính hãng. TNC không chỉ có thể giúp hiện đại hoá một ngành kinh tế mà tạo ra lợi thế canh tranh cho quốc gia đó bên cạnh những đóng góp cho xã hội. Thực tế cho thấy, các hãng ô tô lớn trên thế giới (mà thực chất cũng là các công ty đa quốc gia) đã tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho ngành công nghiệp phụ trợ tại Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…

Kinh nghiệm cũng cho biết một khi các nhà chế tạo linh kiện chính hãng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ thì khi đó mới có thể phát triển thành công chương trình nội địa hoá. Một số nhà sản xuất nước ngoài cũng đã và đang đầu tư vào sản xuất linh kiện để cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu như: Denso (Nhật Bản) về linh kiện điện, Yokohama (Nhật Bản) và Kymho (Hàn Quốc) về sản xuất săm lốp ô tô… tại một số khu công nghiệp của nước ta.

Vậy làm sao để thu hút được nhiều hơn đầu tư từ phía các nhà sản xuất chính gốc và các nhà đầu tư trong nước tham gia vào ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ? Câu trả lời không đơn giản, ngoài việc cải thiện môi trường đầu tư, Việt Nam phải thể hiện là một thị trường tiềm năng đủ lớn và lâu dài”. Do vậy, để thu hút đầu FDI vào phát triển công nghiệp phụ trợ cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, công nghiệp hỗ trợ ô tô cần hình thành ở quy mô Nhà nước và coi đó là ngành công nghiệp then chốt phát triển lâu dài chương trình Nhà nước về công nghiệp phụ trợ cho ô tô. Đồng thời hình thành hệ thống quản lý chương trình cấp Nhà nước, xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam cho công nghiệp phụ trợ ô tô càng sớm càng tốt, thúc đẩy sản phẩm đạt chất lượng cao.

Hai là, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... tham gia tạo dựng và phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam.

Ba là, Nhà nước cần đảm bảo môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư

nước ngoài bằng các chính sách rõ ràng, ổn định. Tạo các ưu đãi cần thiết cho công nghiệp phụ trợ đặc biệt là công nghiệp phụ trợ đi theo hãng chính để thu nạp các nhà phụ trợ nội địa vào chuỗi phụ trợ của các hãng chính. Xây dựng thí điểm một số khu công nghiệp phụ trợ với các ưu đãi riêng.

Bốn là, định mức thuế thấp cho các phụ tùng có tỉ lệ nội địa hoá cao, các phụ tùng

xuất khẩu, các phụ tùng đạt tỉ lệ nội địa hoá sớm hơn thời gian quy định, phụ tùng được sản xuất bằng công nghệ cao…

Năm là, ưu tiên và khuyến khích sản xuất các loại phụ tùng tiêu chuẩn có độ lắp lẫn cao cho nhiều loại ô tô như: nhíp, lò so, săm lốp, bánh xe, ắc quy, kính, ghế đệm, còi, đèn, dây điện... sản xuất với chất lượng cao, sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 92 - 94)