Xác định nhiệm vụ cụ thể cho việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô từ nay đến 2010, tầm nhìn đến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 83 - 87)

Thu hút FDI từ các nước trong khu vực và trên thế giới trong thời gian qua bước đầu đã đạt được những thành quả nhất định đối với sự ra đời và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Trong những năm tới, để ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước thì cần phải có những phương hướng cụ thể trong thu hút FDI.

* Về cơ cấu sản phẩm

Một là, Nhà nước Việt Nam có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu

tư lắp ráp, sản xuất các loại xe cao cấp gồm có các loại: xe du lịch, xe thể thao, xe con cao cấp, xe khách cao cấp, xe buýt cao cấp, xe tải cao cấp… Các loại xe ôtô cao cấp này chủ yếu phục vụ cho các đối tượng là các cơ quan Nhà nước, các thị dân có mức sống cao, cho nhu cầu du lịch, văn hóa, ngoại giao...

Các loại xe du lịch cao cấp phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hoá 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước;

Các loại xe tải, xe khách cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hoá 35 - 40% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu thị trường trong nước.

Bên cạnh các loại xe du lịch, xe tải và xe khách cao cấp do các liên doanh hiện đang sản xuất theo Giấy phép đã cấp, sản lượng các loại xe con (kể cả xe con từ 6 đến 9 chỗ ngồi) của các doanh nghiệp FDI được dự kiến như sau: đến năm 2010 đạt 60.000 xe và tỷ lệ nội địa hoá phấn đấu đạt 40 - 45%.

Hai là, Nhà nước cho phép một số các doanh nghiệp FDI có năng lực tham gia đầu

tư vào các dự án mới sản xuất các loại xe ô tô phổ thông cần đầu tư thêm như: ô tô tải, ô tô buýt từ 10-26 chỗ ngồi và trên 46 chỗ ngồi; các dự án sản xuất ô tô để xuất khẩu…

Các loại xe này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

- An toàn cao nhất cho người sử dụng xe và người đi đường.

- Đơn giản, dễ sử dụng, dễ bảo dưỡng, bảo quản, dễ kiếm và dễ thay thế phụ tùng phù hợp với trình độ phổ thông của người sử dụng xe.

- Về nội thất và tiện nghi: hiện đại và sang trọng ở mức độ vừa phải và thích hợp, nhưng không được quá thô thiển, xấu xí và mất mỹ quan.

- Đảm bảo các yêu cầu về môi trường và ô nhiễm: độ ồn, khí xả...

* Về sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô

Đối với các doanh nghiệp FDI thì việc đầu tư phát triển sản xuất được thực hiện theo Giấy phép đầu tư. Nhà nước khuyến khích việc đầu tư sản xuất động cơ, phụ tùng trên cơ sở chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới.

Động cơ ô tô: Nhà nước khuyến khích các doang nghiệp FDI tập trung đầu tư để

xây dựng nhanh một số nhà máy sản xuất động cơ phục vụ nhu cầu sản xuất các loại ô tô con, ô tô khách, ô tô tải và ô tô chuyên dùng. Chủ yếu là các loại động cơ diesel có công suất từ 80 - 400 mã lực (trong đó động cơ có công suất 100-300 mã lực chiếm 70%).

Tổng sản lượng của các nhà máy sản xuất động cơ khoảng 100.000 động cơ/năm vào năm 2010, khoảng 200.000 động cơ/năm vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hoá 50%.

Cụm truyền động: Tổ chức sản xuất đồng bộ trên cơ sở có sự phân công hóa, hợp

tác hóa giữa nhiều cơ sở sản xuất trong nước để sản xuất đồng bộ các tổng thành cơ bản của hệ truyền động ô tô gồm: ly hợp, hộp số, trục các đăng, cầu sau, cầu trước, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống nhíp,…

Sản lượng đạt 100.000 bộ/năm vào năm 2010, khoảng 200.000 bộ/năm vào năm 2020. Tỷ lệ nội địa hoá đạt 90% vào năm 2010.

Sản xuất các phụ tùng, linh kiện ô tô

Khuyến khích thu hút mạnh FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là sản xuất linh kiện, phụ tùng nhằm giảm chi phí đầu vào của ngành công nghiệp ô tô, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước. Cụ thể như sau:

Sản xuất các phụ tùng bánh răng, trục then hoa, trục trơn, trục chữ thập để cung cấp cho các cơ sở sản xuất hộp số, trục các đăng, cầu trước, cầu sau, sản xuất động cơ.

Sản xuất các phụ tùng tổng hợp kẽm nhôm (Pitong, nắp máy), phụ tùng day bạc, máy đệm (bạc trục cơ, bạc trục con, bạc nhíp, bạc chóp quay, lắc,…)

Sản xuất phôi rèn, dập, phôi đúc để sản xuất trục khuỷu, trục cam, bánh răng, thân máy, vỏ hộp số, vỏ hộp lắc,…

Sản xuất phụ tùng phi kim loại: kính an toàn, vật liệu composite, phụ tùng nhựa, cao su, các loại zoăng.

Sản xuất các phụ tùng điện: dây điện, bóng đèn, ắc quy, đèn hiệu. Sản xuất phụ tùng hệ thống làm mát, két nước, hệ thống điều hòa…

* Về thu hút vốn đầu tư

Một là, tận dụng và huy động tối đa năng lực sẵn có của Tổng Công ty VEAM,

các Tổng công ty cơ khí giao thông (Bộ Giao thông Vận Tải) và của các Bộ, ngành, địa phương, cũng như của mọi thành phần kinh tế.

Hai là, đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất các cơ sở sẵn có.

Ba là, phối hợp và hợp tác tối đa với các liên doanh đang có ở Việt Nam, để tận

dụng các công nghệ và thiết bị sẵn có và giảm chi phí đầu tư mới và trùng lắp.

Bốn là, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất phụ tùng, bộ phận,

hình thành hệ thống mạng lưới rộng lớn nhà cung cấp phụ tùng chất lượng cao, sản lượng lớn, đa dạng về chủng loại, có sức cạnh tranh cao trong thị trường nội địa và cho xuất khẩu.

Năm là, đầu tư mới từng bước nhưng tập trung, có trọng điểm và đầu tư nhanh ở những khâu công nghệ cơ bản, quyết định chất lượng, phù hợp với sản lượng, với nhu cầu thị trường.

Sáu là, khuyến khích việc bố trí các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô và sản xuất phụ

tùng tại 3 vùng kinh tế trọng điểm và các địa bàn lân cận nhằm tận dụng các lợi thế sẵn có, gồm:

Miền Bắc: các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực Tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Miền Trung: các tỉnh từ Thanh Hoá đến Khánh Hoà.

Miền Nam: các tỉnh, thành phố trong và giáp ranh khu vực Tứ giác tăng trưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng Nai -Bình Dương; thành phố Cần Thơ (phục vụ khu vực đồng bằng sông Cửu Long).

Để tránh tình trạng đầu tư tràn lan, chồng chéo, gây lãnh phí vốn và tạo ra sự cạnh tranh quá mức không cần thiết, việc lựa chọn các sự án đầu tư cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các dự án đầu tư mới phải phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020;

- Các dự án đầu tư phải đáp ứng các quy định theo "Tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô";

- Dự án đầu tư mới phải đạt được yêu cầu phân công chuyên môn hoá-hợp tác hoá cao, phù hợp định hướng phân công sản xuất; có công nghệ tiên tiến, được chuyển giao từ các nhà sản xuất ô tô lớn của thế giới; tỷ lệ nội địa hoá phải cao hơn mức định hướng chung;

- Dự án đầu tư phải được thẩm tra, phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

- Khuyến khích các dự án có sản phẩm xuất khẩu, dự án sản xuất động cơ ô tô, hộp số, cụm truyền động và dự án có quy mô đầu tư lớn;

Đối với các dự án đầu tư mới, phải đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện: có chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến từ các nhà sản xuất ô tô trên thế giới; có kế hoạch, lộ

trình và biện pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu về tỷ lệ sản xuất trong nước; có quy trình công nghệ sản xuất và giải pháp cụ thể, khả thi để đảm bảo sản phẩm làm ra đạt các tiêu chuẩn do Nhà nước quy định về kỹ thuật, chất lượng, an toàn, đăng kiểm, môi trường; tuân thủ đầy đủ các quy định về bản quyền và sở hữu công nghiệp.

* Về tổ chức sản xuất

Các loại xe cao cấp do các liên doanh có vốn FDI sản xuất theo nhu cầu của thị trường. Cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô đã được cấp Giấy phép phát huy hết công suất, nhưng phải kiểm tra kỹ về chủng loại sản phẩm và lộ trình thực hiện nội địa hoá.

Trên cơ sở Nhà nước tập trung chỉ đạo xây dựng các trung tâm công nghiệp ô tô thuộc các vùng kinh tế trọng điểm, khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết để hình thành các cơ sở sản xuất ô tô và phụ tùng theo quy mô công nghiệp nhằm phát huy hiệu quả tổ chức sản xuất theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong công nghiệp ô tô Việt Nam.

3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh thu hút FDI vào ngành công nghiệp ô tô từ nay đến 2010, tầm nhìn đến 2020

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong giai đoạn hiện nay pot (Trang 83 - 87)