Đặt nhân tố con người ở vị trí trung tâm

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 80 - 81)

VI- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1-Đặt nhân tố con người ở vị trí trung tâm

Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của một quốc gia nói chung cũng như của một doanh nghiệp nói riêng. Trước đây, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã quá đề cao yếu tố lợi ích tập thể mà quên đi vai trò của mỗi con người, cá nhân trong thập thể đó. Tuy nhiên, hiện nay, trước đà phát triển mạnh mẽ của đất nước, nhân tố con người đã được Đảng và Nhà nước nêu rõ trong "chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000": mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung

tâm…

Đặc biệt, hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp này sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi do sự yếu kém về tiềm lực tài chính và kinh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp này cần phải đăc biệt coi trọng yếu tố con người, lấy đó làm trung tâm để tạo ra được

lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thế giới. Bởi sự phát triển của doanh nghiệp là dựa vào sự phát triển năng lực chuyên môn của công nhân viên và ngược lại. Do đó, doanh nghiệp muốn coi trọng năng lực của công nhân viên thì trước hết phải coi trọng chính bản thân họ.

Tóm lại, yếu tố con người đã được chứng minh qua rất nhiều kinh nghiệm các nước đi trước cũng như qua thực tiễn Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam là một nhân tố vô cùng quan trọng cần được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 80 - 81)