Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 72 - 73)

C ông tác hoạch định nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được phương hướng, cách thức quản trị nguồn nhân lực của mình, đảm bảo cho doanh nghiệp sắp

1- Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam giai đoạn 2006

1- Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 2006 - 2010

- Nhà nước tạo môi trường chính sách pháp luật và thể chế thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các nhà cung cấp dịch vụ phát triển kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế cùng phát triển bình đẳng và cạnh tranh làm mạnh nhằm huy động nguồn nhân lực trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển.

- Mục tiêu hướng tới là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ theo phương châm tích cực, vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đạt hiệu quả thiết thực, trước tiên phải đạt mục tiêu kinh tế để tạo sự ổn định và phát triển, đồng thời phải đảm bảo mục tiêu xã hội, góp phần tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các mục tiêu quốc giá, các mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện và xu thế chung của từng vùng, từng địa phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ưu tiên phát triển và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đồng bào dân tộc, phụ nữ, ngườn tàn tật… làm chủ, ưu tiên phát triển một số lĩnh vực có khẳ năng cạnh tranh.

- Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh trên các ngành, lĩnh vực, địa bàn theo quy định của pháp luật. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao năng lực quản lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Nhà nước tập trung cung cấp các hàng hoá, dịch vụ công bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, các dich vụ thông tin và giáo dục, sản xuất và cung cấp các hàng hoá và dịch vụ mà các khu vực kinh tế khác không đầu tư hoặc không có khẳ năng đầu tư.

Hoạt động trợ giúp của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, từ hỗ trợ một phần sang nâng cao năng lực thự hiện cho các bên có liên quan, xoá bỏ những bao cấp không phù hợp cho các doanh nghiệp, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp; Nhà nước tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tề xã hội.

Gắn sản xuất kinh doanh với bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là trách nhiệm của toàn xã hội, của các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp lớn, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó nhà nước giữ vai trò định hướng. [7]

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 72 - 73)

w