Đóng góp cho xã hội.

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 40 - 42)

C ác chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thường là kỹ sư hoặc kỹ thuật viên tự đứng ra thành lập và vận hành doanh nghiệp, họ vừa là người quản lý doanh nghiệp, vừa

4 – Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển kinh tế xã hội.

4.2. Đóng góp cho xã hội.

4.2.1. Tạo ra nhiều việc làm, giảm bớt áp lực về việc làm và thất nghiệp.

Hàng năm, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu người gia nhập vào lực lượng lao động, giải quyết việc làm cho những người này là vấn đề rất cấp thiết. Bên cạnh đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang thực hiện sắp xếp lại nên không những không thể thu hút thêm lao động mà còn làm tăng thêm số lao động dôi dư, (vì trước đây với chế độ lương bình quân nên đã dẫn đến: nhận tất cả những người đến độ tuổi lao động để tránh ăn bám không kể người và việc có phù hợp hay không ), khu vực đầu tư nước ngoài mỗi năm cũng chỉ tạo ra khoảng 30.000 chỗ làm mới. Như vậy phần lớn số lao động còn lại trông chờ vào khu vực nông thôn và khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân bổ trong nhiều lĩnh vực, nghành nghề, ở các khu vực địa lý khác nhau nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với vùng sâu, vùng xa, vùng chưa phát triển kinh tế, với các đối tượng lao động có trình độ tay nghề thấp. Nhờ vậy vừa giải quyết được thất nghiệp, lại vừa góp phần làm giảm dòng người lên thành phố tìm việc làm. Hơn nữa, do tính linh hoạt, uyển chuyển, dễ thích ứng với các thay đổi của thị trường nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể tồn tại được mà không phải sử dụng đến các biện pháp cắt giảm lao động vẫn thường xảy ra ở các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp này đã tạo ra nhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao, không kể hộ kinh doanh cá thể thì khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 20% lực lượng lao động phi nông nghiệp, 85,2% số lao động trong khu vực

doanh nghiệp. Nếu kể cả hộ kinh doanh cá thể thì khu vực daonh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 19% lực lượng lao động làm việc trong tất cả các ngành kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mức tăng trưởng cao về lao động trong những năm qua.

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 ra đời, thay thế cho Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, đã có khoảng hơn 2 triệu chỗ làm mới đã được tạo ra nhờ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể thành lập mới và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh; đưa tổng số lao động làm việc trong 88.222 doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2004 lên 2.211.895 người, xấp xỉ bằng tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước. [29]

Bảng 6: Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo thành phần kinh tế

(Đơn vị:%)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Kinh tế nhà nước 9.3 9.3 9.5 9.9 9.9 9.5 9.2

Kinh tế ngoài nhà nước 90.1 89.7 89.4 88.8 88.6 88.9 89.2

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

0.6 0.9 1.1 1.3 1.5 1.6 1.6

(Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2007) 4.2.2. Cung cấp một khối lượng lớn hàng hóa đa dạng cả về chủng loại và chất lượng.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút một lượng lớn lao động và tài nguyên của xã hội để sản xuất ra hàng hóa. Để nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty và tập đoàn lớn, hàng hóa của họ thường thiên về sự đa dạng về chất lượng và chủng loại, mang đến cho người tiêu dùng nhiều cơ hội được chọn lựa. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thường tập trung khai thác các thị trường nhỏ, thị trường ngách mà các công ty lớn thường bỏ qua vì doanh thu từ đó quá bé.

Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, các ngành nghề truyền thống đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa chế tạo sản phẩm thủ công với sản xuất dây chuyền hàng loạt. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh nào, trong xã hội vẫn luôn luôn tồn tại nhu cầu đối với nhu cầu truyền thống. Có thể nói loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ rất phù hợp cho việc phát triển những ngành nghề truyền thống này. Các làng nghề là nơi để các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động một cách hiệu quả và tận dụng được các nguồn lực của địa phương. Bằng việc tổ hợp nguồn nhân lực của địa phương và tổ hợp nguồn lực của nhiều doanh nghiệp trong một làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa có thể cạnh tranh được với các công ty, tập đoàn lớn, vừa giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc.

*Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, song khu vực này đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, việc hỗ trợ cho sự phát triển loại hình doanh nghiệp này là tất yếu và vô cùng cấp thiết đối với sự phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w