Cơ cấu phân bố.

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 46 - 48)

II – TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM.

3. Cơ cấu phân bố.

Việt Nam là một trong những nước có cơ cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng lên. Năm 1989 tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động là 52,3%, tăng lên 57,1% năm 1999 và 62,3% năm 2005, trong đó số dân trong độ tuổi 15 – 34 chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 46,8%, tiếp đến là nhóm tuổi 35 – 54 với 35,6%. Thêm vào đó, ở nước ta cũng như ở một số nước phát triển khác trong khu vực, người dân còn có thể tham gia lao động trước tuổi 15 và kéo dài đến sau 60 tuổi. Điều này đã tạo ra cho Việt Nam một lực lượng lao động hùng hậu. Theo ước tính của các nhà chuyên môn thì đến năm 2010, số người trong độ tuổi lao động sẽ là 57 triệu, chiếm 60,8% dân số, còn đến năm 2020, con số này sẽ lên đến 68 triệu người, chiếm 64,7% dân số.

Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, cơ cấu của nguồn lao động Việt Nam cũng có những chuyển biến tích cực. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế trong thời gian qua đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tuy vẫn còn tương đối chậm.

Bảng 10: Cơ cấu lao động phân theo 3 khu vực ngành kinh tế

(Đơn vị: %)

Ngành kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005

Nông, lâm, ngư nghiệp 67,2 66,1 59,6 57,9 56,79 Công nghiệp – xây dựng 12,5 12,9 16,4 17,4 17,88

Dịch vụ 20,3 21,0 24,0 24,7 25,33

Hiện nay, ở nước ta, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu.Hàng năm, trên 60% số việc làm mới được tạo ra trong khu vực nông nghiệp. Trong khi tỷ lệ đóng góp của khu vực này trong GDP đang giảm liên tục thì số lao động vẫn tiếp tục tăng, tạo ra sự dư thừa lao động lớn trong nông nghiệp. Khu vực công nghiệp và dịch vụ tuy có tốc độ tăng việc làm cao, song cũng chỉ thu hút khoảng trên dưới 30% số việc làm mới hàng năm. Đa số việc làm mới trong khu vực dịch vụ tăng ở các dịch vụ giao thông công cộng, bán hàng và du lịch. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung tại khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, năm 2006, số lao động tại khu vực này là 38,6 triệu lao động (chiếm 89,14% tổng số lao động cả nước), trong khi khu vực Nhà

nước chỉ tập trung 4,07 triệu lao động, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 0,7 triệu lao động. (Xem bảng11)

Bảng11: Tỷ trọng số lao động làm việc phân theo ngành kinh tế.

(Đơn vị: %)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Kinh tế Nhà nước 9.31 9.34 9.49 9.95 9.88 9.50 9.25 Kinh tế ngoài Nhà nước 90.09 89.72 89.39 88.77 88.60 88.92 89.14 Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài

0.60 0.94 1.11 1.28 1.52 1.58 1.62

Bên cạnh đó, đa số lao động có tay nghề cao đều tập trung chủ yếu ở các thành thị, các thành phố lớn. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều lao động ra trường nhưng lại không có việc làm và thậm chí phải làm những công việc không phù hợp với trình độ. Trong khi đó, tại các vùng nông thôn, lại xảy ra tình trạng thiếu lao động , các doanh nghiệp phải thuê những người lao động có tay nghề kém , thậm chí là không có trình độ. Theo báo cáo tổng kết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng trình độ học vấn , kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động hiện nay trong cả nước còn khá chênh lệch ở các vùng miền khu vực kinh tế.Tây Nguyên có tới 8,5% công nhân lao động có trình độ tiểu học. Còn bậc trung học phổ thông ở Hà Nội là 76,4%, Thành phố Hồ Chí Minh là 35,79%, Đồng Nai 38,9%, Tây Nguyên 49,8%. Thậm chí nhiều khu công nghiệp ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều công nhân lao động còn mù chữ và nhiều nơi công nhân còn tái mù chữ.

Ngoài việc phân bố và sử dụng không hợp lý lao động giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, tình trạng lãng phí chất xám dưới nhiều hình thức đang tồn tại khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Đó là do chính sách tiền lương quá thấp, cộng vào đó là việc ăn, ở, đi lại không còn chế độ bao cấp như trước nữa, nên nhiều người được đào tạo ở ngành này, nhưng lại chạy sang ngành khác có thu nhập cao hơn. Cách sử dụng như vậy vừa lãng phí công sức đào tạo mà hiệu quả lại không cao. Một thực trạng nữa đối với lực lượng lao động Việt Nam đó là hiện tượng “thừa thày, thiếu thợ”. Tỷ số người tốt ngiệp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là: 1 cao

Việt nam. Hiện nay, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và cơ sở sản xuất cảm thấy rất khó khăn trong vấn đề tuyển dụng được người có đủ trình độ. Thậm chí nhiều nơi còn tuyển dụng lao động không có trình độ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến “lỗ hổng” lao động kỹ thuật ở nước ta chính là do vấn đề nhận thức về lao động kỹ thuật chưa đầy đủ. Tâm lý trọng khoa cử, trọng bằng cấp, nên hầu hết học sinh đều lựa chọn đại học vì “vào đại học mới đổi đời” đã dẫn đến tình trạng lớp trẻ không muốn học nghề. Ngược lại ở một số làng nghề kiếm tiền dễ dàng thì lớp trẻ lại có hiện tượng bỏ học:

“Bút nghiên anh quẳng xuống ao Búa đe anh để võng đào, anh khiêng”

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w