Năng suất lao động

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 48 - 50)

II – TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM.

4- Năng suất lao động

Chính vì chất lượng lao động Việt Nam chưa cao nên năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (tính bằng GDP theo giá trị thực tế/1 lao động làm việc) năm 2006 của Việt nam là 22,46 triệu đồng /người (trong đó nông lâm nghiệp 7,09 triệu đồng; thủy sản là 24,59 triệu đồng ; công nghiệp 58,25 triệu đồng; xây dựng 26,45 triệu đồng; thương nghiệp 25,29 triệu đồng; khách sạn nhà hàng 45,78 triệu đồng ; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15 triệu đồng ; văn hóa, y tế, giáo dục27,37 triệu đồng; các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu đồng). Nếu chia theo nhóm ngành thì năng suất lao động thuộc nhóm ngành nông, lâm nghiệp thấp nhất, chỉ bằng 1/3 mức năng suất lao động chung của cả nước, chỉ bằng 1/8 mức năng suất lao động của nhóm ngành cao nhất là ngành công nghiệp, và bằng 1/3 mức năng suất lao động của ngành thủy sản.

Năng suất lao động của Việt Nam nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái năm 2006 (bình quân khoảng 15,958 VND/USD) đạt 1,407 USD/ người , còn thấp xa so với mức năng suất lao động năm 2005 của nhiều nước trong khu vực như: Indonesia 2.650 USD; Philippin 2.689 USD; Thái Lan 2.721 USD; Trung Quốc 2.869 USD; Malaysia 12.571 USD; Hàn Quốc 33.237 USD; Singapore 48.162 USD; Brunei 51.500 USD; Nhật Bản 70.237 USD...

Tóm lại,Việt Nam hiện nay đang có cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ người già vẫn còn thấp, cơ cấu này được gọi là cơ cấu vàng. Trình độ văn hóa của người lao động khá cao và trình độ chuyên môn kỹ thuật không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp làm cho năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực. Đây chính là một trở ngại cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực và công tác quản trị nguồn nhân lực cần được đầu tư hơn nữa.

Bảng 12: Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế

(tính theo 1.000.000 đ/người)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số 13,56 15,12 17,20 19,62 22,59 Nông nghiệp, lâm nghiệp 4,45 4,94 5,58 6,16 7,09

Thủy sản 15,86 18,19 19,56 21,91 24,59

Công nghiệp 38,31 41,15 45,92 52,87 58,25

Xây dựng 20,68 21,98 23,17 24,89 26,45

Thương nghiệp 17,66 18,38 20,35 21,91 25,29

Khách sạn, nhà hàng 23,98 24,97 29,83 36,73 45,78 Vận tải, kho bãi, thông tin 17,83 20,70 25,29 29,23 36,15 Văn hóa ,y tế, giáo dục 18,78 21,24 22,85 24,23 27,37 Các ngành dịch vụ khác 49,75 51,71 53,87 53,90 57,55

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w