Khái niệm và tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 29 - 32)

- Các doanh nghiệp đều áp dụng biện pháp nâng cao quyền tự chủ.

2- Khái niệm và tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cùng theo đà phát triển kinh tế của đất nước (đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO), các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng tham gia nhiều hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vậy thế nào là một doanh nghiệp và doanh nghiệp như thế nào được gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ? Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, doanh nghiệp và kinh doanh được định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng lý kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”, “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. [1]

* Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ là một khái niệm mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào tiêu thức được sử dụng để phân loại; tuy nhiên, không có tiêu thức thống nhất để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tất cả các nước vì điều kiện kinh tế –xã hội mỗi nước là khác nhau trong từng thời kỳ, từng ngành nghề, từng lãnh thổ. Hiện nay, trên thế giới và Việt nam còn có nhiều bàn cãi, tranh luận và có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá, phân loại quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng thường tập trung vào các tiêu thức chủ yếu như: vốn, doanh thu, lao động, lợi nhuận, thị phần. Có hai nhóm tiêu thức phổ biến thường dùng để phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ: tiêu thức định tính và tiêu thức định lượng. [13, tr

- Nhóm tiêu thức định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như trình độ chuyên môn hóa, số đầu mối quản lý, mức độ phức tạp của quản lý... Nhóm tiêu thức này có ưu thế là phản ánh đúng được bản chất của vấn đề song thường khó xác định trong thực tế, do đó ít được sử dụng.

- Nhóm tiêu thức định lượng: + Số lao động thường xuyên.

+ Tổng vốn đầu tư tài sản cố định.

+ Doanh thu có thể là tổng doanh thu/năm, tổng giá trị gia tăng/năm (hiện nay thường có xu hướng sử dụng chỉ số này).

+ Lợi nhuận hay số vốn bình quân/ lao động + Giá trị gia tăng. [14]

Trước năm 1998, người ta thường dựa trên các tiêu chí sau để phân loại doanh nghiệp như: số lao động (dưới 500 người), giá trị tài sản cố định (dưới 10 tỷ đồng), số dư vốn lưu động (dưới 8 tỷ đồng) và doanh thu hàng tháng (dưới 20 tỷ đồng). Một số nhà nghiên cứu cho rằng, cần phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hai lĩnh vực: sản xuất và dịch vụ. Đối với lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng và số lao động dưới 100 người là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp có vốn từ 1 đến 10 tỷ đồng và có từ 100 đến 500 lao động là doanh nghiệp vừa. Còn trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp có số vốn dưới 500 triệu đồng và dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ; doanh nghiệp có số vốn từ 500 triệu đến 5 tỷ đồng và có từ 50 đến 250 lao động là doanh nghiệp vừa.

* Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ được đề cập đến lần đầu tiên một cách chính thức theo Công văn số 681/CP-KCN của Chính phủ ban hành ngày 20- 6-1998 về việc định hướng chiến lược và chính sách phát triển các doanh nghiệp nhỏ vừa và nhỏ như sau: “Tạm thời quy định thống nhất tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người”. Nhưng đây chỉ là quy định tạm thời mang tính chất hành chính để xác định tiêu chuẩn dành cho các doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam từ năm 1998;trong đó , Công văn cũng quy định các Bộ, các

ngành căn cứ vào tình hình kinh tế- xã hội cụ thể mà áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động, hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Điều đó có nghĩa đây chỉ là định nghĩa mang tính tạm thời và có thể tùy tình hình cụ thể mà áp dụng.

Bảng 4: Giới thiệu tiêu thức xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam năm 1998.

Loại DN Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp nhỏ

Tiêu thức Vốn sản xuất (tỷVNĐ) Số người lao động (người) Doanh thu/năm (tỷVNĐ) Vốn sản xuất (tỷVNĐ) Số người lao động (người) Doanh thu/năm (tỷVNĐ) SX CN ≤ 5 ≤ 300 ≤ 7 ≤ 3 ≤ 100 ≤ 0,1 TM DV ≤ 3 ≤ 200 ≤ 29 ≤ 1 ≤ 50 ≤ 5

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 2/1998)

* Ngoài ra, việc phân loại doanh nghiệp theo quy mô lớn, vừa hay nhỏ chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc nhiều yếu tố như:

- Trình độ phát triển kinh tế một nước: trình độ càng cao thì trị số tiêu chí càng tăng lên. Như vậy, ở một số nước đang phát triển thì các chỉ số về lao động, vốn để phân loại doanh nghiệp nhỏ vừa và nhỏ sẽ thấp hơn so với nước phát triển. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, với số vốn 1 triệu USD và 300 lao động là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng ở Thái Lan thì doanh nghiệp có quy mô như vậy lại là doanh nghiệp lớn.

- Tính chất ngành nghề: do đặc điểm của từng ngành nghề, có ngành dùng nhiều lao động như thủy sản, dệt may, da giầy...., có ngành sử dụng ít lao động nhưng nhiều vốn như hóa chất, điện tử, kinh doanh, phần mềm.... Vì vậy cần xem xét tính chất này để có sự so sánh đối chứng trong việc phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các ngành khác nhau. Chẳng hạn: các ngành sản xuất tiêu chí thường cao hơn so với các ngành dịch vụ.

- Vùng lãnh thổ: do trình độ phát triển giữa các vùng là khác nhau nên số lượng và quy mô doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó cần tính cả hệ số

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w