mô như vậy hiện tại hoặc trong tương lai có thể là vừa hoặc nhỏ, chẳng hạn ở Đài Loan vào năm 1967, trong ngành công nghiệp, doanh nghiệp có quy mô dưới 130.000 USD (5 triệu Tệ Đài loan) là doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong khi đó, năm 1989 tiêu chí này là 1,4 triệu USD (tương đương với 40 triệu Tệ Đài Loan).
Như vậy là mỗi một tiêu thức đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng: tiêu thức về số lao động và vốn phản ánh quy mô sử dụng các yếu tố đầu vào; trong khi đó, tiêu thức về doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng lại đánh giá được quy mô theo kết quả đầu ra.
Tại Việt Nam, từ khi được chính thức đề cập đến nay, khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được rất nhiều tổ chức đưa ra những tiêu thức phân loại riêng, ví dụ: Ngân hàng Công thương Việt nam đã phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ là “những doanh nghiệp có vốn từ 5 đến 10 tỷ đồng và số lao động có từ 500 đến 1000 người”; hoặc ở thành phố Hồ chí Minh, doanh nghiệp vừa là “những doanh nghiệp có vốn pháp định trên 1 tỷ đồng, lao động trên 100 người và doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng”, dưới 3 tiêu chuẩn trên xếp vào là doanh nghiệp nhỏ. Nhiều nhà kinh tế lại đề xuất phương pháp phân loại doanh nghiệp nhỏ vừa và nhỏ theo hai tiêu thức: vốn sản xuất kinh doanh và lao động. Cụ thể, các doanh nghiệp nhỏ có mức đầu tư 100 đến 300 triệu đồng và số lao động từ 5 đến 50 người, còn các doanh nghiệp vừa có mức vốn trên 300 triệu và số lao động trên 50 người.
* Tuy nhiên, để có một cách hiểu thống nhất về loại hình doanh nghiệp này, ngày 23-11-2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo đó: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm các doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã hoặc liên minh hợp tác xã, doanh nghiệp Nhà nước hoặc hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định 02/2000/NĐ-CP) có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người”. [17] Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng
đồng thời cả hai tiêu chí: vốn và lao động hoặc có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 tiêu chí nói trên.
3- Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam cũng giống như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra, do đặc trưng riêng của nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
3.1. Về hình thức sở hữu:
Bắt đầu được biết đến kể từ năm 1986, khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, các DNVVN Việt Nam ra đời bao gồm mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, với nhiều hình thức tổ chức doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân và các hợp tác xã. Điều này là một điểm khác biệt so với nhiều nước trên thế giới bởi tại nhiều nước nhắc đến DNVVN là nhắc đến doanh nghiệp tư nhân.
Trong suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau không được đối xử bình đẳng. Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý, phong cách kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, đồng thời cũng tạo ra những điểm xuất phát về tiếp cận nguồn nhân lực không như nhau. Cụ thể, các DNVVN thuộc sở hữu Nhà nước được nhiều ưu đãi hơn, được Nhà nước cấp đất để hoạt động kinh doanh, được vay vốn ngân hàng với nhiều ưu đãi…
Tuy nhiên, trước xu thế phát triển của thời đại, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhận thấy vai trò quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân, Nhà nước có chủ trương tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế, hàng loạt các bộ luật được sửa đổi: Luật Doanh nghiệp thống nhất năm 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Cạnh tranh… Vì vậy, hiện nay, xét về loại hình doanh nghiệp, thì DNVVN Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp tư nhân (chiếm 37%) và Công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 46,3%). Doanh nghiệp Nhà nước chỉ
3.2. Về quy mô vốn:
Là những doanh nghiệp có quy mô vốn và lao động nhỏ, thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Đặc điểm này làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của mình, đặc biệt là việc huy động vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Việc cung ứng vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay được đánh giá chủ yếu là thông qua thị trường tài chính phi chính thức. Các doanh nghiệp thường vay vốn của người thân, bạn bè hoặc những người cho vay lấy lãi. Hầu như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức, tín dụng của ngân hàng. Nguyên nhân là do bản thân doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng được đòi hỏi của các ngân hàng về các thủ tục như lập dự án, thủ tục thế chấp... Và một thực tế nữa là các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng e ngại việc vay ngân hàng,vì như vậy buộc phải xuất trình báo cáo chính xác về tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, điều mà nhiều doanh nghiệp không muốn công khai vì nhiều lý do khác nhau.
Một cuộc điều tra quy mô được Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc giữa năm 2005 cho thấy: gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn < 1 tỷ đồng; gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn < 2 tỷ đồng, và 90% số doanh nghiệp có mức vốn < 5 tỷ đồng.
3.3. Về trình độ quản lý và chất lượng lao động: