0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu 768 QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM (Trang 28 -29 )

- Các doanh nghiệp đều áp dụng biện pháp nâng cao quyền tự chủ.

1- Quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

ở Việt Nam.

Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được biết đến trên toàn thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX, và được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm phát triển vào những năm 50 của thế kỷ đó.Tuy nhiên, ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ được biết đến với tư cách là một khu vực kinh tế từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế vào năm 1986 (sau Đại hội Đảng lần thứ VI), từ bỏ mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đi lên xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Quá trình hình thành nên các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là một quá trình chuyển biến phát triển đầy phức tạp. Trong cơ chế bao cấp, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung của Việt Nam bao gồm hai khu vực: Kinh tế Nhà nước (thuộc sở hữu nhà nước) và kinh tế Hợp tác xã (thuộc sở hữu toàn dân). Các doanh nghiệp Nhà nước được phân thành: doanh nghiệp loại I, doanh nghiệp loại II, doanh nghiệp loại III với tiêu chí phân loại chủ yếu là số lượng lao động trong biên chế và theo phân cấp Trung ương- địa phương, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như tương ứng với doanh nghiệp loại II, loại III. [12]

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sản xuất đình trệ, các doanh nghiệp Quốc doanh và kể cả các Hợp tác xã hoạt động không có hiệu quả, lạm phát tăng cao, đời sống của nhân dân giảm mạnh; vì thế công cuộc đổi mới mà trong đó trọng tâm là “đổi mới kinh tế” đã được chính thức khởi xướng tại Đại hội Đảng lần thứ VI -1986, sự kiện này đã làm thay đổi mọi mặt trong đời sống kinh tế, chính trị của nước ta với khẩu hiệu “đổi mới tư duy”. Song song với việc xóa bỏ chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các doanh

nghiệp Nhà nước và Hợp tác xã đã trở thành những chủ thể kinh tế thực sự, loại bỏ dần những đơn vị làm ăn yếu kém. Loại hình doanh nghiệp cũng được mở rộng và phát triển, kinh tế tư nhân trước 1986 bị cho là trái với CNXH thì nay đã được khuyến khích phát triển. Các văn bản pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... đã được Quốc hội và Chính phủ ban hành. Cũng kể từ thời kỳ này, khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ đã xuất hiện tại Việt Nam, trở thành một bộ phận kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu 768 QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM (Trang 28 -29 )

×