Chất lượng – trình độ.

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 43 - 46)

II – TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỆT NAM.

2- Chất lượng – trình độ.

Đội ngũ lao động ở nước ta dồi dào, nhưng chất lượng và trình độ rất thấp so với nhiều nước trong khu vực, thể hiện:

Thứ nhất, sức cạnh tranh, khả năng làm việc của nguồn lao động nhìn chung bị hạn chế do tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp và kỹ năng làm việc còn thấp. Năm 2000 chỉ có khoảng 15,5% lao động được đào tạo, trong đó đào tạo nghề đạt 13,4%. Một số địa phương được coi là nơi có đào tạo nghề đạt tỷ lệ cao nhưng cũng chưa đến 50% số lao động được đào tạo. Tính đến nay tại Hà Nội, tỷ lệ công nhân lao động chưa qua đào tạo chuyên môn là 8,8%, Quảng Ninh là 14,5%, Điện Biên 16,27%, Tây Nguyên là 63,3%, Đồng Nai 37,9%, Tp.HCM là 52,5%. Công nhân lao động có trình độ đại học ở Hà Nội là 34,5%, Tp.HCM là 35,1%, Quảng Ninh là 37%, trong khi Tây Nguyên chỉ đạt tới 6,7%, thậm chí một số khu công nghiệp vẫn còn công nhân mù chữ và tái mù chữ.

Theo điều tra của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2005, công nhân lao động trong cả nước có trình độ tiểu học chiếm 3,7%, trung học cơ sở là 14,7%, trung học phổ thông là 76,6%, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng là 13,8%, đại

20%. Đây là một chỉ số rất thấp khi mà các nước đang phát triển trong khu vực là 50 đến 60%, còn đối với các nước phát triển thì hầu như 100% lực lượng lao động đã được qua đào tạo. Trong đó công nhân lao động có tay nghề bậc 1, 2, 3 là 16,9%; bậc 4, 5 là 18,5% và bậc 6, 7 chỉ có 7,6%. Đặc biệt, do có những bất cập trong danh mục bậc thợ, tiêu chuẩn bậc thợ và những hạn chế trong công tác nâng bậc hàng năm tại các doanh nghiệp, nhiều công nhân lao động không được xếp bậc thợ. Qua khảo sát, có tới trên 30% công nhân lao động hiện không biết mình được xếp bậc mấy.

Đặc biệt, ngay cả đến đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng có trình độ hạn chế. Tính đến giữa năm 2002, Việt Nam có 1677 tiến sỹ, 2971 thạc sỹ chiếm 1,7% tổng số giám đốc, trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật cũng chỉ chiếm 10%, còn lại là trình độ khác. Tuy nhiên, theo bảng số liệu dưới đây, các giám đốc có trình độ chủ yếu là ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, chiếm đến 45,26% số giám đốc có trình độ tiến sỹ và 61,86% giám đốc có trình độ thạc sỹ. (xem bảng 9)

Bảng 9: Giám đốc / người phụ trách các cơ sở phân theo trình độ, theo loại cơ sở năm 2002

Đơn vị: %

Tiến sỹ Thạc sĩ Cử nhânkỹ sư Cao đẳng

Trung học CN Công nhân kỹ thuật độ khácTrình Cơ sở SXKD 45,26 61,86 61,41 56,24 63,77 98,02 98,36 Cơ sở chính cua DN 24,33 24,94 17,63 5,75 4,00 3,52 0,89 Khu vực vốn trong nước 20,69 19,08 16,35 5,56 3,98 3,50 0,88 Doanh nghiệp nhà nước 6,56 4,85 3,69 0,21 0,17 0,02 0,01 Doanh nghiệp ngoài NN 14,13 14,24 12,66 5,36 3,81 3,48 0,87 Khu vực có vốn ĐTNN 3,64 5,86 1,28 0,19 0,03 0,02 0,01 Cơ sở là CN phụ thuộc 7,33 14,10 12,98 3,99 6,22 5,25 0,41 Cơ sở SXKD cá thể 13,60 22,82 30,80 46,49 53,55 89,26 97,06 Cơ sở HC,SN, 54,74 38,14 38,59 43,76 36,23 1,98 1,64

Đảng, đoàn thể

Điều đáng quan tâm nhất là một tỷ lệ lớn lao động tuy đã qua đào tạo, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Đa số học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề hoặc chuyên môn, nghiệp vụ nhưng còn thiếu kỹ năng cơ bản để có thể thực hiện công việc độc lập, sau khi ra trường vẫn cần bổ túc thêm từ 6 tháng đến 1 năm mới có thể làm việc với các thiết bị, máy móc của doanh nghiệp hiện đang sử dụng. Thực trạng hiện nay là thậm chí các trường Đại học cũng không thể có các thiết hiện đại mà một số doanh nghiệp có, nên sinh viên sau khi ra trường về các đơn vị này cũng không thể sử dụng được các thiết bị hiện đại ngay, ta thường gọi là hiện tượng học “chay”. Trước đây, ta thường tự hào về giá nhân công rẻ vì trình độ thấp, thì nay lại trở thành một trở ngại cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa và những nguồn đầu tư công nghệ cao. Như vậy, nguồn lao động của ta đông về số lượng, nhưng yếu về chất lượng làm cho lao động Việt Nam không còn ưu thế, khi thị trường lao động cần công nhân có kỹ thuật, tay nghề cao có xu hướng tăng lên để cung cấp cho các doanh nghiệp, mà chúng ta chưa có.Đây chính là thách thức lớn khi nước ta đang đứng trước xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Thứ hai, theo đánh giá chung, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, năng suất lao động của người lao động Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ người lao động chưa có tác phong công nghiệp, mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ, kỷ luật lao động lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm đối với công việc, quan hệ hợp tác yếu và hầu hết không biết ngoại ngữ. Đặc điểm này đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ và thợ tại nhiều doanh nghiệp trong nước và liên doanh, nhất là đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài, ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động Việt Nam trong hợp tác và phân công lao động quốc tế.

Thứ ba, thể lực và tình hình sức khỏe nói chung của lao động Việt nam yếu so với nhiều nước về: cân nặng, chiều cao và sức bền. Trong khi chiều cao trung bình của Việt Nam 1m50 , cân năng 45 kg, thì ở Philippin là 1m55, cân nặng 50 kg và Nhật

Một phần của tài liệu 768 Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w