Nâng cao hiệu quả của công tác quản lí việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế (Trang 84 - 85)

nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay (Thời kì công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, khi chúng ta đã là thành viên chính thức thứ 150 của WTO) đòi hỏi các trường đại học nói chung các trường đại học khối kinh tế nói riêng trong toàn Ngành giáo dục đào tạo Việt Nam phải không ngừng nâng cao hơn nữa nhận thức,

xác định tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên giúp họ tự tin, vững vàng có kinh nghiệm, có phương pháp, khi đứng trên bục giảng truyền thụ tri thức cho sinh viên.

Đội ngũ các nhà quản lí phải có kế hoạch sát thực, chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện cơ sơ vật chất, đội ngũ giảng viên và kinh phí cho phép của mỗi trường để chỉ đạo thực hiện có kết quả. Đồng thời phối kết hợp với trường Đại học sư phạm Hà nội, Viện nghiên cứu sư phạm, khoa Tâm lí giáo dục và các đơn vị liên quan để tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên linh hoạt, sáng tạo chất lượng giúp đội ngũ giảng viên ngày càng tích luỹ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, áp dụng và phục vụ vào công tác giảng dạy của mình. Đồng thời tăng cường quản lí việc kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng NVSP. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức bồi dưỡng, Phối kết hợp với các lực lượng chức năng có liên quan để thực hiện tốt công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên. Khuyến khích quá trình tự học tập bồi dưỡng tích luỹ tri thức kinh nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau trong thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế (Trang 84 - 85)