giảng viên các trường đại học khối kinh tế
Qua khảo sát số lượng giảng viên của các trường đại học nói chung và các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng (Số liệu của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Giáo dục Đào tạo Năm 2005-2006) cho thấy có gần 47.7% số giảng viên của các trường đại học chưa được đào tạo qua
nghiệp vụ sư phạm. Đây cũng chính là điều bất cập nhất trong giáo dục đại học nói riêng và toàn Ngành giáo dục Việt Nam khi mà chúng ta đang có chủ trương, chính sách xây dựng Ngành giáo dục Việt Nam nói chung để đạt chất lượng cao, có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Toàn xã hội đã và đang tập trung mọi nguồn lực, nhân lực, vật lực cho việc củng cố và xây dựng, phát triển Ngành giáo dục phát triển, để thực hiện xã hội hóa giáo dục, ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục. (Bởi vì chúng ta biết rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển).
Bộ Giáo dục và đào tạo đã có kế hoạch lập dự án bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học để có đội ngũ giảng viên đạt trình độ chuẩn phục vụ cho đất nước từ nay đến năm 2015.Và đặc biệt là giai đoạn đến năm 2020.
Để điều tra về thực trạng công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên và giảng viên các trường cao đẳng, đại học thuộc khối kinh tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội chúng tôi đã sử dụng 200 phiếu điều tra dành cho Cán bộ quản lý, Giảng viên của các trường đó. Số phiếu thu về hợp lệ là 168 phiếu của 168 cán bộ, giảng viên bao gồm:
- Giảng viên trẻ mới ra trường: 39 người
- Giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên và có thâm niên công tác từ 5 - 10 năm: 76 người
- Cán bộ quản lý: 53 người
* Nhận thức của cán bộ giảng viên các trường đại học khối kinh tế về việc tổ chức bồi dưỡng NVSP
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm và hành động). Để một hoạt động nào đó đạt hiệu quả trước hết con người phải nhận thức, tỏ thái độ, tình cảm và sau đó hành động.
Nhận thức đúng đắn giúp con người xác định đúng động cơ, mục đích, phương pháp… hoạt động.
Việc tổ chức bồi dưỡng NVSP là một hoạt động rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi mỗi người giáo viên, giảng viên phải có những nhận thức đúng đắn khi tham gia vào hoạt động này.
Sau khi khảo sát, kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Bảng số 1: Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tổ chức bồi dưỡng NVSP cho giảng viên và quản lý hoạt động RLNVSP