Từ thực trạng qua số liệu điều tra số giảng viên các trường Đại học ở Thành phố Hà Nội, số giảng viên các trường đại học khối kinh tế chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho thấy tính bất cập của việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho sinh viên khi giảng viên chỉ có trình độ chuyên môn mà không có nghiệp vụ sư phạm. Từ đó cùng với các dự án của Bộ GD&ĐT, Vụ Đại học và sau đại học để mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn Nghiệp vụ - Nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường Đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy trong các trường đại học, khẳng định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam trên trường Quốc tế và trong khu vực trong giai đoạn hiện nay và trong những giai đoạn tiếp theo đến năm 2010 và năm 2020.
Mối quan hệ giữa các biện pháp trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội:
Trên đây là các biện pháp cơ bản trong quản lí tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và
giảng viên các trường đại học khối kinh tế nói riêng, các biện pháp này có tác động đồng bộ đến nhận thức, tư duy, hành động của các lực lượng bên trong (giảng viên) và các lực lượng hỗ trợ bên ngoài (BGH, tổ trưởng chuyên môn, các cơ quan đoàn thể có liên quan...) nhằm nâng cao chất lượng kết quả tổ chức bồi dưỡng NVSP.
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện, hỗ trợ, thúc đẩy, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình quản lí tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học nói riêng và toàn Ngành Giáo dục nói chung trong thế kỉ XXI Thời đại khoa học công nghệ thông tin. Thời đại Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020.
Trong các biện pháp trên, biện pháp: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lí tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên là biện pháp bao trùm lên tất cả các biện pháp khác.
Vì chỉ có thái độ nhận thức đúng đắn trong công tác quản lí tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên thì các Nhà quản lí giáo dục, giảng viên các trường đại học và các Ban, Ngành có liên quan mới có thái độ, hành động đúng đắn trong công tác quản lí cũng như tự học hỏi, tự bồi dưỡng của mỗi giảng viên nhằm phục vụ cho chính công việc của mình. Hơn nữa biện pháp nay là tiền đề để thực hiện các biện pháp khác.
Chúng ta cũng nhận thấy để tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đạt kết quả cao nhà quản lí cần xây dựng kế hoạch cụ thể sát với thực tế của từng trường, có nội dung rõ ràng phù hợp, luôn cải tiến quy trình tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, linh hoạt, kết hợp tăng cường sự giám sát quản lí, kiểm tra đánh giá kết quả.
Tất cả các biện pháp có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau trong quá trình quản lí việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và quản lí việc khai thác sử dụng có hiệu quả những trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tổ chức bồi dưỡng NVSP.
Tăng cường sự phối kết hợp giữa các lực lượng để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng NVSP nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, bồi dưỡng về thực tiễn giáo dục của Việt Nam, các biện pháp này là biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để hoạt động tổ chức bồi dưỡng NVSP cho giảng viên đạt hiệu quả cao.Cũng có nghĩa là thúc đẩy hơn nữa chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường đại học.
Trong quá trình tổ chức thực hiện phải kết hợp hài hoà đồng bộ tất cả các biện pháp trên sẽ góp phần làm cho công tác quản lí tổ chức bồi dưỡng NVSP đạt hiệu quả thiết thực