Những nguyên tắc chọn lọc các biện pháp quản lí việc tổ chức hoạt động bồi dường nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế (Trang 60 - 61)

bồi dường nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên các trường đại học

+ Căn cứ vào những yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và định hướng phát

triển các trường đại học từ nay đến 2020 :

Chúng ta biết rằng trước những yêu cầu ngày càng cao của đất nước đối với sự nghiệp phát triển giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành một thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại WTO. Từ đó các cơ sở giáo dục trong nước, các trường đại học đã xác định rõ trọng trách, thương hiệu, uy tín chất lượng của mình trước những thử thách, thời cơ, đòi hỏi của đất nước, của thế giới chính vì vậy các trường đại học đã không ngừng phát huy những thành tựu đã đạt được trong suốt nửa thế kỉ qua,( Bằng những công trình nghiên cứu khoa học đã được đánh giá cao và được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, những sinh viên đạt các giải cao trong các cuộc thi trong nước và thế giới…) Tận dụng tối đa các cơ hội có thể, vượt qua những thách thức trước mắt trong quá trình hội nhập để khẳng định mình, phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của mỗi trường đại học, Để làm được điều đó đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí, các đơn vị liên quan đóng một vị trí không nhỏ góp phần tích cực thúc đảy nhanh, mạnh, vững chắc vào công cuộc đổi mới của đất nước cũng như đổi mới nền kinh tế văn hoá- xã hội.

Trong Nghị quyết số: 14/2005 NQ-CP ngày 02-11-2005 Của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã xác định mục tiêu chung về việc xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí

giáo dục là: “ Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí đại học có đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lí tiên tiến. ”

Định hướng phát triển cho các trường đại học đến năm 2020 đã nêu rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển các trường đại học là: Củng cố và nâng cao năng lực hệ thống các trường đại học và các trường quản lí giáo dục để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục theo yêu cầu chuẩn hoá và nâng cao trình độ giảng viên có đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lí về cơ cấu. ”. Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện:

• Phải xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí đạt chuẩn, Phải đổi mới Mục tiêu, Nội dung, Chương trình, Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, Phương pháp kiểm tra đánh giá. Muốn làm được điều đó các trường đại học phải xác định rõ nhiệm vụ cụ thể, tiến hành điều chỉnh Nội dung, Chương trình giáo dục đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học tập, tự nghiên cứu bồi dưỡng của mỗi người giảng viên. Gắn kết học tập lí thuyết với thực hành, với thực tiễn cuộc sống. Thực hiện phương pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập bồi dưỡng nghiên cứu theo hướng tập trung đánh giá năng lực, vận dụng những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp.

• Tiếp tục đầu tư tăng cường trang bị thêm cơ sở vật chất phòng học tập, nghiên cứu, phòng thực hành, thí nghiệm... đạt chuẩn phục vụ cho công tác dạy và học.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên các trường đại học khối kinh tế (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w